ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 23:37:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất lúa, gạo

Báo Cà Mau Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2025, vào chiều 18/4. Hội nghị nhận được sự quan tâm của các cấp, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong và ngoài tỉnh.

Hội nghị đã tập trung cho ý liên quan đến các nhiệm vụ, giải pháp củng cố, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX); tích hợp các dự án, chương trình có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng trong năm 2025.

Đại diện các sở, ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội nghị.

Tỉnh Cà Mau có một số điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất lúa chất lượng cao, nhất là đáp ứng tốt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ trong nước và quốc tế.

Tỉnh đến nay, toàn tỉnh có diện tích sản xuất lúa là 75.000 ha, trong đó chuyên canh lúa 2 vụ 35.000 ha, lúa tôm 37.000 ha, lúa mùa khoảng 3.000 ha; năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha; khoảng 40% sản lượng tiêu thụ trong tỉnh và 60% sản lượng phục vụ xuất khẩu. Về cơ cấu giống lúa gieo trồng qua các năm, gồm nhóm lúa chất lượng cao chiếm khoảng 60-65% diện tích, nhóm lúa đặc sản chiếm 30%, nhóm lúa chất lượng trung bình chiếm 5-10%.

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, tuy nhiên việc sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ ra những khó khăn như: Việc sản xuất lúa của tỉnh phụ thuộc vào thời tiết, chưa tiếp cận được nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Mê Kông nên khó chủ động nguồn nước trong mùa khô hạn; tổ chức sản xuất còn manh mún, kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất, tiêu thụ rất hạn chế, kém bền vững; việc ứng dụng công nghệ mới như chuyển đổi số, cơ giới hóa cho sản xuất lúa gạo tuy có chuyển biến nhưng còn chậm; chưa tận dụng, phát huy sản phẩm phụ ngoài hạt gạo.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo tiến hành rà soát các quy trình sản xuất lúa hiện nay, công tác quản lý chất lượng và quá trình thực hiện hợp đồng trong liên kết, để từ đó xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất lúa.

Thời gian qua, để phát triển ngành hàng lúa gạo, các ngành và chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện trên 50 mô hình sản xuất lúa các loại. Tiêu biểu như sản xuất lúa an toàn, lúa hữu cơ, lúa sinh thái, lúa tôm, lúa cá, lúa màu… Trong đó, sản xuất lúa đạt chuẩn hữu cơ Việt Nam 400 ha, tiêu chuẩn USDA, EU, JAS 330 ha, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP 1.248 ha, lúa sinh thái 3.000 ha; xây dựng 3 vùng nguyên liệu lúa: vùng lúa chất lượng cao 25.000 ha, vùng lúa thơm đặc sản 10.000 ha và vùng lúa chế biến (OM 576, OM 2517) 5.000 ha.

Toàn tỉnh đã xây dựng được 22 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo (năm 2020-2022) với diện tích 8.000 ha, sản lượng tiêu thụ 40.000 tấn lúa, chiếm 8% so với sản lượng lúa toàn tỉnh. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, các chuỗi liên kết bị đứt gãy, các doanh nghiệp chuyển sang đặt hàng mua lúa từ thương lái, HTX vào thời điểm gần thu hoạch.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), để liên kết được duy trì bền vững thì doanh nghiệp và người dân, HTX phải hướng đến mục tiêu không phải chỉ vì lợi nhuận mà là để giữ được giá trị sản phẩm lâu dài. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng phải vào cuộc để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

“Xu thế của thị trường là sản phẩm an toàn, và hiện nay đã đến lúc nếu sản phẩm không thể truy xuất được nguồn gốc thì chúng ta không thể bán được, chớ đừng mong gì bán với giá cao”, ông Tùng nêu thực tế.

Theo ông Lê  Thanh Tùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), để liên kết được duy trì bền vững thì doanh nghiệp và người dân, hợp tác xã phải hướng đến mục tiêu không phải chỉ vì lợi nhuận, mà là để giữ được giá trị sản phẩm lâu dài.

Ông Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty TNHH SDC, cho biết, thời gian qua công ty chưa đầu tư ở Cà Mau do đầu tư tại đây rủi ro cao hơn so với ở các tỉnh, thành khác, bởi lúa sản xuất trên đất nuôi tôm của Cà Mau chủ yếu thu hoạch bằng tay, mà hình thức thu hoạch này làm giảm chất lượng gạo, nhất là nếu gặp thời tiết mưa bão. Ngoài ra, bà con mình vừa muốn có thu hoạch lúa và cả con tôm.

Theo ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết, kế hoạch năm 2025 toàn tỉnh canh tác lúa đạt diện tích 81.500 ha, diện tích gieo trồng 116.651 ha. Trong đó, diện tích ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến trên 60%; giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 25% trở lên; giảm phát thải khí nhà kính 10%.

Phấn đấu đạt sản lượng từ 550.000 tấn; trong đó, khoảng 350.000 tấn lúa, tương đương 200.000 tấn gạo tiêu thụ ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ (thông qua hợp đồng) đạt 15% diện tích canh tác. Đồng thời, thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh với quy mô 1.180 ha.

Dịp này, đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm trong sản xuất lúa, gạo trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được kế hoạch này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng Văn phòng rà soát và tham mưu cho UBND tỉnh để đưa ra những nhiệm vụ trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc phát triển công nghệ mới, cơ giới hoá trong sản xuất, giống,…

“Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát các quy trình sản xuất lúa hiện nay, công tác quản lý chất lượng và quá trình thực hiện hợp đồng trong liên kết, để xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất lúa. Trong thực hiện nhiệm vụ này, phải xác định rõ thời gian, người phụ trách và yêu cầu kết quả cần phải đạt được”, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng thời chỉ đạo, các địa phương tập trung tổ chức lại sản xuất của HTX, trong đó chú trọng đến liên kết, hợp tác trong sản xuất thông qua các dịch vụ mua chung, bán chung,…/.

 

Nguyễn Phú

Tải ngay phần mềm tính tiền karaoke vietbill tại phanmemtinhtienkaraokevietbill.comNơi bán Dây cáp mạng giá tốt tại Hà NộiQuản lý doanh thu với phần mềm tính tiền karaoke vietbill tại phanmemtinhtienvietbill.com Keyboard Test - Test bàn phím online mới nhất 2025

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.