ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:53:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Báo Cà Mau Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm đang được bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhân rộng, diện tích tăng dần qua từng năm.

Nhưng do địa phương không có nguồn sò huyết giống, bà con nông dân phải mua từ nơi khác, và để thả nuôi đạt tỷ lệ đầu con cao, hạn chế xảy ra rủi ro, thiệt hại do yếu tố môi trường, sau khi mua về, bà con tận dụng phần đất bờ sông để ươm dèo; vì nguồn nước sông có nhiều phù sa và biên độ thuỷ triều dao động lớn, giúp sò huyết giống sớm thích nghi với điều kiện môi trường ở địa phương.

Riêng đối với những hộ dân có điều kiền về vốn, kỹ thuật, còn mở rộng khu vực bờ sông làm dịch vụ ươm, dèo sò huyết giống cung ứng cho người nuôi. Việc bao ví phần đất bờ sông để ươm dèo sò huyết giống không ngừng phát triển, hình thành một số hàng rào trên sông dài hàng trăm mét, thậm chí lên đến cả ngàn mét. Với nhiều trụ cột to nhỏ, cao thấp khác nhau đang được người dân rào chắn ở giữa dòng sông, gây nguy hiểm cho các phương tiện vỏ máy lưu thông qua lại, có thể xảy ra va chạm và tai nạn giao thông đường thuỷ bất cứ lúc nào. Ðây là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhưng vì lợi ích kinh tế nên một số hộ dân phớt lờ quy định và cố tình lấn chiếm dòng sông để ươm dèo sò huyết giống.

Tiềm ẩn tai nạn điện khi chong đèn thắp sáng khu vực ươm dèo sò huyết trên sông.

Không dừng lại đó, hầu hết những hộ dân đang bao ví bờ sông ươm dèo sò huyết giống trên sông còn kéo điện sinh hoạt để thắp sáng, trông coi sò huyết giống và phòng, chống trộm cắp. Nhưng khâu sử dụng điện an toàn chưa được người dân quan tâm, tình trạng sử dụng cây gỗ địa phương làm trụ đỡ dây điện diễn ra khá phổ biến. Thậm chí một số hộ dân còn tận dụng cả những cọc tre tạm bợ, dùng để làm hàng rào bao ví khu vực bờ sông ươm dèo sò huyết giống, thay thế trụ đỡ dây điện, không đảm bảo an toàn đối với người sử dụng, mà còn tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người và phương tiện vỏ máy mỗi khi lưu thông qua khu vực này. Vấn đề này đã được một số hộ dân ấp Bào Tròn và ấp Khánh Tư, xã Ðông Thới phản ánh.

Ðáng quan tâm, hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, mưa dông, lốc xoáy sẽ thường xuyên diễn ra, nguy cơ sập đổ hệ thống dây điện thắp sáng của những hộ dân ươm dèo sò huyết trên sông có thể xảy ra.

Giao thông trên tuyến sông Cái Nước - Đầm Dơi bị thu hẹp do người dân bao ví ươm dèo sò huyết giống.

Ðể đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong mùa mưa bão, ban an toàn giao thông các xã, thị trấn cần đẩy mạnh tuyên tuyền, vận động những hộ dân ươm dèo sò huyết giống trên sông sớm có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, cần kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình sử dụng điện không an toàn trong ươm dèo sò huyết giống như hiện nay./.

 

Huỳnh Việt

 

quầy bar inox dùng cho quán bar quạt công nghiệp nhà xưởng Cung cấp Máy nén điều hòa chất lượngPhân phối máy lạnh âm trần Lê Phạm

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.