Bâng khuâng mùa hạ

21/05/2016

Bâng khuâng mùa hạ

Tôi nhận ra mùa hạ về bắt đầu từ phố lác đác vài chục hoa loa kèn chớm nở. Những ngày đầu hạ, lang thang trên phố lòng thấy thật dễ chịu. Tôi khẽ nhìn những tia nắng ấm áp nhảy nhót trên cành cây, rồi khẽ đậu nhẹ xuống cánh hoa loa kèn tinh khôi, thanh khiết. Từng khoảnh khắc ấy luôn làm cho tôi có cảm giác phấn khích. Rồi tôi băng băng trên chú ngựa sắt quen thuộc, mặc gió mơn man lùa tóc rối tung, miệng lầm rầm một vài bản nhạc yêu thích. Phút giây ấy tôi thấy mình thật hạnh phúc. Niềm hạnh phúc bình dị của khoảnh khắc giao mùa, chớm hạ.

Nhớ thời bứt lá làm tiền

21/05/2016

Nhớ thời bứt lá làm tiền

Ngược dòng thời gian quay về với tuổi thơ, tôi thường nhớ về rất nhiều kỷ niệm cũ bên bạn bè trong xóm nhỏ. Có lẽ, tuổi thơ ấu là thời đẹp nhất của mỗi con người. Tuổi thơ là nơi người ta chứa đựng bao kỷ niệm, bao điều ngọt ngào và đẹp đẽ nhất. Ðể sau này dù bon chen trên mọi nẻo đường đời, lại nhớ về một thời đã qua với biết bao niềm vui đầy ăm ắp, được cất kỹ trong chiếc rương ký ức và thèm một lần được quay về.

Cháo hàu - cua đồng, sự kết hợp hoàn hảo

21/05/2016

Cháo hàu - cua đồng, sự kết hợp hoàn hảo

Cuối tuần, gia đình tôi thường quây quần bên nhau dùng bữa ăn ấm cúng. Sau 6 ngày làm việc vất vả, ít có thời gian ngồi chung mâm cơm đông đủ nên đây là thời điểm quan trọng nhất. Những người phụ nữ trong nhà thường nghĩ ra những món ăn lạ, độc đáo cho cả nhà thưởng thức để không ngán. Tuần rồi, tôi ấn tượng nhất với món ăn do cô mình làm. Ðó là món cháo hàu - cua đồng.

Tục thờ cá Ông của cư dân miền biển Cà Mau

21/05/2016

Tục thờ cá Ông của cư dân miền biển Cà Mau

Người dân thực hành nghi lễ thờ cúng cá Ông.

Ðọc “Sài Gòn bao nhớ” của Đàm Hà Phú: Sâu lắng những mẩu chuyện đời thường

21/05/2016

Ðọc “Sài Gòn bao nhớ” của Đàm Hà Phú: Sâu lắng những mẩu chuyện đời thường

Ðược biết đến là một người viết blog, nhất là những bài viết về Sài Gòn bằng một tình yêu đến “cực đoan”. Thế nhưng, Ðàm Hà Phú có lý do để “yêu cực đoan” về vùng đất đã cưu mang mình từ khi Phú còn là một chàng thanh niên trắng tay, chân ướt, chân ráo đến Sài Gòn lập nghiệp.

Tư lệnh... nhí

20/05/2016

Tư lệnh... nhí

Thằng Quang Huy rất khoái khi những ngày nghỉ ông ngoại nó ở nhà, không phải đóng bộ, đeo huân chương, đội mũ lưỡi trai có gắn ngôi sao ở trên vành mũ. Nó được ông ngoại chiều từ nhỏ, ông hay mua đồ chơi cho nó, ông lại bỏ thời gian xếp hình với nó.

Camera

13/05/2016

Camera

Lúc đầu chị cảm thấy hơi bất ổn vì tự nhiên lại thành kẻ lén lút, nghi ngờ theo dõi chồng. Nhưng chị cũng thật sự muốn biết những chuyến công tác dài ngày của anh thực hư như thế nào, có thế chị mới cảm thấy yên lòng. Nhân lúc anh tạt qua nhà lấy tài liệu cho chuyến công tác ở Hải Phòng. Nhờ sự giúp sức qua điện thoại của đồng nghiệp, chẳng mấy chốc mà chiếc camera đã được đặt ở một nơi kín đáo trong xe.

Thầy thuốc trong gia đình

13/05/2016

Thầy thuốc trong gia đình

Nhân những buổi trời nóng dai dẳng, một người chị bà con dưới quê lên thăm mang cho một bao đủ các loại lá, cây, rễ... làm quà, nói: "Trời nóng mà có mớ lá này nấu lên cho xấp nhỏ với cả nhà uống đỡ phải đi bác sĩ lắm!". Ðoạn, chị bày mớ lá đó ra rổ, "giảng giải" sơ qua, nào là cây mã đề, đây là rễ cỏ tranh, có mía lau, râu bắp nữa nè, rồi cây thuốc dồi...

Bước chân của mẹ

13/05/2016

Bước chân của mẹ

Tôi không bao giờ quên được bước chân của mẹ ngày xưa. Thuở ấy, ba tôi công tác xa nhà, mẹ một mình vừa đi làm cùng bà con trong hợp tác xã, vừa chăm lo việc ăn học cho anh em chúng tôi.

Ðọc “Thả hy vọng” của Trần Ðức Tiến: Hồn quê ngấm sâu

13/05/2016

Ðọc “Thả hy vọng” của Trần Ðức Tiến: Hồn quê ngấm sâu

Nhẩn nha bằng những đoản văn, tuỳ bút ngắn, đọc “Thả hy vọng” của Trần Ðức Tiến tựa như tham gia một buổi trà chiều - khi công việc, cơm nước đã xong, người ta bắc ghế ra ngồi nơi mái hiên, khi thì trò chuyện cùng vợ (hoặc chồng), con cái, có khi với hàng xóm về những buồn, vui trong đời. Ða phần là hoài niệm về quá khứ, nhắc lại một số nếp nhà, quê thứ, vẽ ra một chút về tương lai…

Ðồ chơi… ve chai

12/05/2016

Ðồ chơi… ve chai

Tuổi thơ của tôi luôn gắn liền với… phế liệu. Ba là người nhặt và thu mua ve chai nên lúc nào ngôi nhà cũng đầy ắp sắt, nhựa vụn. Tôi còn nhớ, hồi đó cứ mỗi khi ba đi làm về, tôi thường ùa vào đống đồng nát ấy để tìm ra những món đồ chơi. Kết quả là chiếc giường của tôi có rất nhiều món đồ chơi bằng nhựa. Có đôi lần tôi tự hỏi: “Chúng còn quá đẹp, quá tốt, sao mọi người lại vứt đi?”. Ba tôi bảo: “Họ giàu có, chơi theo thời, chán rồi thì bỏ để mua thứ khác, có gì lạ đâu con?”. Quả là xa xỉ!

Tản mạn ngày hè

07/05/2016

Tản mạn ngày hè

Nó chợt nhớ đến mẹ. Nó nhớ những đêm trời nóng bức, mẹ tay cầm cái quạt mo đã cũ quạt cho nó ngủ. Tay kia cầm chiếc khăn ướt lau mặt cho nó, và nó ngủ thiếp đi trong làn gió mát từ bàn tay mẹ.

Tháng Năm nhớ Bác

07/05/2016

Tháng Năm nhớ Bác

Em đã được học 5 điều Bác Hồ dạy ngay từ khi bước vào những buổi học đầu tiên. Rồi em được nghe biết bao nhiêu bài hát ngợi ca Bác Hồ. Dù chưa một lần được gặp Bác nhưng trong lòng em đã được nhen nhóm tình thương đối với Bác, càng ngày càng lớn, càng sâu đậm.

Ðọc “Xứ mộng hồn hoa”của Lê Hữu Nam: Tràn ngập tình yêu cuộc đời

06/05/2016

Ðọc “Xứ mộng hồn hoa”của Lê Hữu Nam: Tràn ngập tình yêu cuộc đời

Ðược biết đến với tác phẩm "Con đến như một phép màu" và nổi đình nổi đám với "Mật ngữ rừng xanh", lần này, Lê Hữu Nam cho ra tập sách tản mạn viết về Ðà Lạt - vùng đất nơi mình được sinh ra và Sài Gòn - vùng đất đã bao dung, chở che cho mình trong những ngày đầu lập nghiệp, cả những ngày chữa trị căn bệnh tim bẩm sinh. Với Hữu Nam, Ðà Lạt là mảnh đất để luyến nhớ, tìm về còn Sài Gòn là nơi để những ước mơ đơm hoa và chờ ngày kết trái…

Trở lại miền Nam

05/05/2016

Trở lại miền Nam

Ông nói mơ ước cuối cùng của cuộc đời ông là được một lần trở lại miền Nam. Dĩ nhiên điều đó chẳng quá khó khăn vì sức khoẻ ông không quá yếu và thời buổi này cũng đâu phải trèo đèo lội suối như cái thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Những con người đáng được phong anh hùng

29/04/2016

Những con người đáng được phong anh hùng

“Không ai quên được những người lính - những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, mồ hôi, công sức và cả máu đào - cho nền độc lập dân tộc, cho cuộc sống thanh bình hạnh phúc của Nhân dân.

Hơi ấm thiêng liêng

29/04/2016

Hơi ấm thiêng liêng

Gần đến ngày 30/4 mẹ tôi lại mở rương đồ cũ ra phơi, bà đã làm công việc này 40 năm qua.

Từ nhà ra chợ

29/04/2016

Từ nhà ra chợ

Với nếp sinh hoạt của đại đa số gia đình Việt, việc đi chợ, nấu ăn là những việc làm hằng ngày chứ hiếm khi đi chợ, nấu ăn bỏ tủ lạnh cho cả tuần. Một phần là do thói quen thích ăn đồ tươi mới mỗi ngày, một phần là việc đi chợ dường như là việc dẫu có thong dong hay tất bật thì đó vẫn là một trong những việc khó lòng khinh suất, nhất là đối với những người của gia đình, người mẹ, người vợ…

Thư gửi người bận rộn - Ðỗ Hồng Ngọc: Cứ... bình tĩnh sống!

28/04/2016

Thư gửi người bận rộn - Ðỗ Hồng Ngọc: Cứ... bình tĩnh sống!

Từng được biết đến với “Gió heo may đã về…”, “Già ơi, chào bạn!”, “Những người trẻ lạ lùng!”, “Cành mai sân trước”… và cả những tập thơ như: “Tình người”, “Giữa hoàng hôn xưa”, “Vòng quanh”, Bác sĩ kiêm Nhà văn Ðỗ Hồng Ngọc có số lượng tác phẩm đáng mơ ước, kể cả đối với một cây bút chuyên nghiệp.

Những cánh thư của cha

22/04/2016

Những cánh thư của cha

Mẹ thường nói rằng, ngày tôi sinh ra cha vẫn còn ở trong quân ngũ. Ðơn vị cha đóng ở mãi tận chiến trường miền Nam đầy máu lửa, khi chiến tranh chống Mỹ còn đang trong giai đoạn ác liệt và cái sống, cái chết chẳng thể biết trước được đối với bất cứ ai.

Nghĩa đời

22/04/2016

Nghĩa đời

Tôi im lặng nghĩ xem ai đã ra nhà tôi. Vì con trai tôi không mấy khi về quê, nó biết rất ít họ hàng bên nội. Tôi đoán chắc có ông chú, ông cậu nào đó ra tìm tôi. Tôi dặn con, con nói với cụ bố về ngay. Con nhớ đón rước cẩn thận nhé, mời nước chu đáo, chỉ chỗ công trình phụ nữa đấy. Vâng ạ! Con trai trôi hăng hái đáp lời.

Giới thiệu sách: Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc

21/04/2016

Giới thiệu sách: Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc

Ðó là tín ngưỡng thờ cá Ông phổ biến khắp nơi trên huyện đảo với nhiều lăng thờ ở xóm Cồn, Ðường Bào, Bần Quỳ, Thổ Châu, Cửa Cạn, Dương Tơ, Hàm Ninh... Người Phú Quốc xem Ông Nam Hải (cá voi) - một vị thần chủ của biển khơi, giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của biển cả để hướng tới một vụ mùa bội thu.

Ðưa tay anh ngắt cọng ngò...

21/04/2016

Ðưa tay anh ngắt cọng ngò...

Là một nước nông nghiệp, bước chân ra tới sân là đã thấy cây, thấy ruộng… nên trong tâm thức người Việt, cây cỏ, thiên nhiên, rau trái quanh nhà đi vào lời ăn, tiếng nói, tình cảm ghét thương và cả trong ca dao, câu hò, lời ca, tiếng hát…

Nghệ nhân Dân gian góp phần tôn vinh các “Báu vật nhân văn sống”

20/04/2016

Nghệ nhân Dân gian góp phần tôn vinh các “Báu vật nhân văn sống”

Nghệ nhân Dân gian, theo cách gọi chính thức của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hoá của Liên Hiệp quốc (UNESCO), là “Living Human Treasures” (nghĩa là “Báu vật nhân văn sống”). Ðây là những con người thật, với khả năng, năng lực thật sự đã tham gia sáng tạo, thực hành, giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hoá dân tộc.

Ðọc “Nhật kí một người cô đơn” của Nhật Phi: Chông chênh quá trình người trẻ khẳng định cái tôi

15/04/2016

Ðọc “Nhật kí một người cô đơn” của Nhật Phi: Chông chênh quá trình người trẻ khẳng định cái tôi

Từng đoạt giải Nhất giải thưởng Văn học tuổi 20 nên với tập truyện “Nhật kí một người cô đơn”, tác giả Nhật Phi có hẳn lợi thế rõ rệt để tiếp cận với độc giả. Tự gắn mác cho nhân vật của mình là “người cô đơn” và xưng tôi, người đọc ngầm hiểu đây là tự truyện của chính tác giả.

Hợp âm tháng tư

15/04/2016

Hợp âm tháng tư

Tháng Tư nhón ngón gió khẽ khàng đặt vào giỏ xe phiến lá xà cừ loang loang màu thu. Tháng Tư lửa cháy trong tán gạo, vun tròn bụm khói tím biếc trên cành xoan. Tháng Tư thả dập dìu gánh hoa loa kèn trắng muốt trên chiếc xe đạp cà tàng rong ruổi phố. Tháng Tư hoài niệm nắng xuân, gọi nắng hè, chập chờn như có như không, tôi ngập ngừng ngón tay trên bàn phím chẳng thể nào gọi tên màu nắng mơ hồ ấy.

Ðồng cạn - tình sâu

15/04/2016

Ðồng cạn - tình sâu

Nhà ở cách bờ kinh cả chục công đất, con mương phèn đã cạn từ lâu nên phải dùng trâu kéo mấy bao lúa và chiếc xuồng ba lá bằng cộ xuống con kinh cạn. Hai mẹ con chống từng nhát dầm đẩy xuồng lúa một cách nặng nhọc, cả buổi mới tới một khúc nước sâu. Má gây chèo còn tôi cầm dầm bơi tiếp, đi hơn 2 tiếng đồng hồ, phải sang một con đập mới tới được nhà máy chà gạo.

Vịt không lạc đàn

15/04/2016

Vịt không lạc đàn

Đi làm, đạp xe đến đầu xóm, trời đã nhọ mặt người, Khang tự trách mình không cứng rắn trước mấy lời nói khích của bạn bè, anh phải vào với chúng làm mấy cốc bia hơi với mấy cái bánh đa chấm tương ớt. Về muộn thế này chắc vợ lại cằn nhằn: chỉ biết nhàn cái thân. Vợ anh hay nói thế, việc ở nhà ngập đến đầu một mình làm mờ cả mắt. Nhiều hôm, nghe vợ chì chiết, anh nổi nóng vặc lại...

Thương quá quà quê

15/04/2016

Thương quá quà quê

Cứ như là chút tình thơm thảo, những chuyến thăm của những bà con dưới quê luôn có những món cây nhà lá vườn, các thức quà quê… tay xách, nách mang lỉnh kỉnh làm quà cho người ở phố. Với nếp nghĩ “dĩ thực vi tiên” nên những thức quà thường liên quan đến thức ăn, chẳng hạn như kí khô vừa mới phơi qua một vài nắng, mớ mứt chuối đậu phộng, non kí bồn bồn muối chua, trái mít vừa mới chín tới được mợ, được dì gửi “cho xấp nhỏ ăn cho vui”…

Mùi khói đốt đồng

08/04/2016

Mùi khói đốt đồng

Khi những bao lúa đầy ắp bắt đầu được nông dân chở về và phơi dọc hai bên vệ đường báo hiệu mùa gặt đã đến.