Khoảng cách

21/01/2016

Khoảng cách

Đang loay hoay cất sổ sách vào tủ, bỗng bàn tay của ai lạnh ngắt bịt chặt lấy mắt tôi. Ai nhỉ? Tôi lẩm bẩm cố đoán “mầy phải không Trang”. Rồi quay người lại, “Hì hì... Tao mới xuống tới, sao đoán hay quá vậy?”. “Tao hửi cái mùi chua chua, khét khét là biết ngay người Sài Gòn vừa xuống xe, chưa kịp tắm”. Trang đập vào vai tôi “mầy đưa tao đi kiếm cái gì dằn bụng, đói lắm rồi”. “Ðến bún nước lèo chị Ðiệp nghen!”...

Anh Hai

21/01/2016

Anh Hai

Sáng nay cà phê, bạn than bây giờ đọc báo vài ngày là thấy chuyện anh em kiện nhau đất đai, chia gia tài… chán. Biết bạn bức xúc, tôi động viên, cũng còn nhiều người tốt lắm chớ, có những người chẳng phải anh em họ hàng gì hết mà họ thương nhau đáo để, lo cho nhau chẳng khác gì anh em ruột thịt. Bạn dần dừ hồi lâu rồi gật đầu đồng ý.

Đọc “đời PG” của Đào Nương: Lối đi ngay dưới chân mình

14/01/2016

Đọc “đời PG” của Đào Nương: Lối đi ngay dưới chân mình

PG - (promotion girls) còn được biết đến là nghề tiếp thị bia, rượu, thuốc lá…, vốn không lấy được thiện cảm của những ai… không thích bia, rượu, thuốc lá, song lý do chính: đó là nghề thường bị đánh đồng với những việc không lành mạnh bởi môi trường và thời gian làm việc khá nhạy cảm. Với truyện ngắn “Đời PG”, nữ tác giả trẻ Đào Nương đã viết bằng những trải nghiệm của chính mình qua những năm tháng sinh viên làm tiếp thị bia… trên từng cây số.

Cây xanh thì lá cũng xanh...

14/01/2016

Cây xanh thì lá cũng xanh...

Người Việt có câu “có đức mặc sức mà ăn”, như muốn dẫn chứng về mối quan hệ giữa việc “tích đức” và “tích của” ít nhiều có liên quan đến nhau. Của cải - vốn bấy lâu vẫn được coi như là vật ngoài thân, song có người “xem nặng”, kẻ xem nhẹ, có người tìm mọi cách để kiếm tiền, kể cả đó là việc bất chính, có người lại sẵn lòng cho đi số tài sản của mình để làm từ thiện mà không hề tính toán thiệt hơn… nên có thể thấy rõ con người chúng ta có hai xu hướng: hoặc muốn tích của, hoặc muốn tích đức để lại cho con cháu.

Xóm trúc ngày xưa...

14/01/2016

Xóm trúc ngày xưa...

Chiều hôm đó, buổi chiều Chi không ra bờ đê chơi thả diều cùng bọn nhóc trong xóm. Buổi chiều Lượm làm con diều lớn nhất trong đời để viết tên Chi thật lớn, và khi diều lên đến gang tấc cuối cùng của sợi chỉ diều quấn quanh lon sữa bò, Lượm rớm nước mắt, tháo dây, thả con diều băng trong ngọn gió chiều của tuổi thơ mình. Hôm sau, Lượm từ giã tuổi thơ hồn nhiên và cơ cực của mình theo chú Sáu ra chợ làm phụ hồ cho đến bây giờ.

Âm nhạc là hơi thở cuộc sống

08/01/2016

Âm nhạc là hơi thở cuộc sống

Đúng lịch hẹn, người giáo già chuẩn bị “giáo án” và ôm cây đàn guitar gỗ “lên lớp”. Lớp học là góc nhỏ trong cửa hàng, chỉ có duy nhất một học trò, giờ dạy khoảng 45 phút. Ấy vậy mà chỉ sáu tháng qua, đã có hơn 20 người yêu đàn, họ là học sinh, là cán bộ, nhân viên, hay đơn giản là người say mê tiếng đàn… đến đăng ký làm học trò, và đã có hơn 2/3 trong số đó “tốt nghiệp”.

Đọc “gánh quà vặt” của Phan Thị Diệu Thuỳ: Hạnh phúc ở quanh ta

08/01/2016

Đọc “gánh quà vặt” của Phan Thị Diệu Thuỳ: Hạnh phúc ở quanh ta

Khá ngạc nhiên khi đọc những tản văn trong "Gánh quà vặt" của Phan Thị Diệu Thuỳ vì những câu chuyện, những vấn đề mà tác giả viết đến… không có gì nổi bật. Nhưng rồi càng đọc, cảm giác ngạc nhiên ấy dần thay thế bằng sự dễ chịu, thân quen như thể đang ngồi trò chuyện cùng một người bạn, người chị dễ gần biết dẫn dắt câu chuyện từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách khéo léo và duyên dáng…

Hương đồng

08/01/2016

Hương đồng

Bốn mươi năm thường xuyên vắng mặt trên vùng quê mà tôi đã từng có một vụ mùa bỡ ngỡ trước từng công việc ruộng đồng. Cô bạn nhỏ, con út của người giữ miếng đất, giao lại cho gia đình tôi sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã hướng dẫn tôi từng công việc đồng áng.

Nhớ quê

08/01/2016

Nhớ quê

Sáng cuối năm, dừng xe chờ đèn đỏ, bất chợt nghe trên loa phát thanh phát bài “Quê hương” của Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, phổ thơ Ðỗ Trung Quân “…Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người...”.

Tấm lòng nữ nghệ nhân với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

31/12/2015

Tấm lòng nữ nghệ nhân với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Tuy được xem là người làm tranh gạo muộn so với một số nghệ nhân trên phạm vi cả nước, nhưng cô gái trẻ 28 tuổi Ðặng Thị Thuỳ Nhung, ngụ TP Vĩnh Long làm nhiều người khá bất ngờ với nhiều tác phẩm được đánh giá cao về nghệ thuật.

Đọc “Mắt của đàn ông” của Nguyễn Việt Hà: Khóc, cười theo từng mạch đập cuộc sống

25/12/2015

Đọc “Mắt của đàn ông” của Nguyễn Việt Hà: Khóc, cười theo từng mạch đập cuộc sống

Chút tếu táo, chút hoài niệm, cợt đùa đó rồi lại nghiêm túc ngay sau đó, Nguyễn Việt Hà có khi khiến người đọc bật cười sảng khoái khi chỉ ra những điều tai nghe, mắt thấy quanh mình bằng giọng văn hài hước, và rồi cũng chính Nguyễn Việt Hà dẫn cảm xúc người đọc vào những cung bậc đằm sâu của hoài niệm, của nhớ thương về những ngày chưa cũ. Đọc tập tạp văn “Mặt của đàn ông”, ta nhận ra được đằng sau sự khóc - cười, vui sướng hay đau khổ… là cả một vùng ký ức của những mảnh đời trên từng góc phố, con đường mà ta vẫn luôn lại qua…

Vùng đất tôi yêu

22/12/2015

Vùng đất tôi yêu

Cà Mau, mảnh đất cuối trời cực Nam Tổ quốc, vùng đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng. Cũng chính nơi đây từng cưu mang, đùm bọc, chở che bao lớp cán bộ cách mạng của ta trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ.

Chim ngụ cư cửa rừng Cây Mít

18/12/2015

Chim ngụ cư cửa rừng Cây Mít

Ðó là Tám Còm. Không đến đỗi còm nhom, lỏng tha lỏng thỏng; Tám Còm nhỏ con, thấp đậm, tay chân mũm mĩm nhưng không rõ hà cớ gì dân bản địa cửa rừng Cây Mít gọi thành danh Tám Còm.

Tính dị bản - điều thú vị trong tục ngữ, ca dao

17/12/2015

Tính dị bản - điều thú vị trong tục ngữ, ca dao

Văn học dân gian (VHDG) nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng, là những sáng tác tập thể của Nhân dân lao động. Nó được ra đời từ thuở xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của Nhân dân và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác, chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Chính vì truyền miệng (lưu giữ trong trí nhớ) cho nên, mỗi người có thể “nhớ” không giống nhau, cốt lõi là nội dung tác phẩm, còn câu chữ thì không câu nệ.

Thằng “Bé Vàm” nhớ chú Tư Sâm

11/12/2015

Thằng “Bé Vàm” nhớ chú Tư Sâm

Cuối năm 1974, sau khi cùng Nhà thơ Nguyễn Bá, Ðạo diễn điện ảnh Trần Thanh Hùng và một số cán bộ văn nghệ, báo chí Tây Nam Bộ hành quân hơn tháng ròng, cuối cùng chúng tôi cũng đến được Trung ương Cục miền Nam “R”. Trong quyết định của Ban Tuyên huấn khi đó ghi rõ, chúng tôi sẽ ra Bắc học chuyên môn dài hạn. Nhưng chiến trường hối hả, ngày toàn thắng cận kề. Ông Tư Ánh (tức Trần Bạch Ðằng) lúc đó lãnh đạo Ban Tuyên huấn R, phán một câu: Cán bộ đi công tác sẽ ra Hà Nội, sau đi thăm Liên Xô. Số trẻ còn lại sẽ học tại đây, chuẩn chi tiếp quản. Thế là tôi mắc kẹt lại R.

Đọc “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” của Đặng Nguyễn Đông Vy: Luyến nhớ phần ký ức tuổi thơ

10/12/2015

Đọc “Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” của Đặng Nguyễn Đông Vy: Luyến nhớ phần ký ức tuổi thơ

Cầm trên tay tác phẩm “Hãy tìm tôi giữ cánh đồng” được tái bản lần thứ 7 của tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy, cảm giác thân thương như thể gặp lại người quen của những ngày êm đềm cũ. Cảm giác ấy êm đềm tựa như trong một buổi sáng lạnh được trùm mền trên chiếc giường ấm, nửa thức, nửa ngủ lắng nghe tiếng lá rơi trên thềm nhà; tiếng lửa tí tách từ bếp vọng lên, ngửi được mùi xôi thơm lừng hoặc mùi khoai lang nướng được mẹ hay bà ủ sẵn trên lò…

55 năm Tạp chí Văn nghệ Cà Mau

04/12/2015

55 năm Tạp chí Văn nghệ Cà Mau

Cần thừa nhận rằng tiền thân của Tạp chí Văn nghệ Cà Mau chính là Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng, xuất hiện từ năm 1960 thế kỷ XX. Từ cánh rừng đước hóc hiểm, xa xôi, cách Chi khu Năm Căn mươi mười cây số đã xây nên một nhịp cầu nối liền với bạn viết, bạn đọc, qua đó, nhen nhóm, lan ra một đời sống văn học, văn hoá đầy sức sống, sức chiến đấu lúc bấy giờ.

Miền ký ức xa xôi...

04/12/2015

Miền ký ức xa xôi...

Có lần tôi hỏi má: “Nhà nghèo quá, má có cho con nghỉ học không?”. Má cười: “Nghỉ học để đi chăn trâu hả”. Tôi biết má buộc miệng nói vậy thôi, chứ cái thời của tôi sau này kiếm con trâu mà chăn cũng không dễ. Nhưng tôi thắc mắc, tại sao câu cửa miệng của bà con mình là “nghỉ học để đi chăn trâu” mà không phải là đi giăng câu, đi đặt lờ hay đặt trúm…

Mùa hoa cúc bên sông

04/12/2015

Mùa hoa cúc bên sông

Chẳng biết cái tên đó ai đặt cho nó tự hồi nảo hồi nào, chỉ nghe ông nội gọi nó là Ðực rồi người ta cứ thế kêu theo. Ðực tốt mã, bảnh trai nhưng hơi lù khù, tháo vát nhưng cũng chỉ ba cái chuyện đồng áng nhà nông. Người ta bảo nó có hiếu nhất nước hổng chừng, thời buổi này mà có đứa đạo đức vậy, quá hiếm.

Tiếng tàu đêm

04/12/2015

Tiếng tàu đêm

Những chuyến tàu luôn mang biết bao niềm vui, nỗi buồn theo chiều dài đường ray tít tắp. Nơi ấy, có những cái vẫy tay lưu luyến tiễn nhau lên đường, những cái ôm siết mừng ngày hội ngộ, những giọt nước mắt lăn dài vì buồn bã trong giờ phút chia ly hay nghẹn ngào niềm vui gặp mặt… Và nơi ấy có cả những ánh mắt dõi theo đăm đắm đầy yêu thương hoà vào tiếng còi tàu ngân dài báo hiệu cho sự khởi đầu hoặc kết thúc một hành trình dọc theo chiều dài đất nước.

“Dòng xoáy” Vở cải lương nhiều cảm xúc

03/12/2015

“Dòng xoáy” Vở cải lương nhiều cảm xúc

Vốn là người đam mê và yêu thích cải lương, tôi đã dành không ít thời gian để thưởng thức các vở diễn trong cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu. Mỗi vở diễn đều để lại trong lòng người xem những cung bậc cảm xúc khác nhau, đặc biệt là vở diễn “Dòng xoáy” của Đoàn Cải lương Hương Tràm.

Xe rác

26/11/2015

Xe rác

“Xe rác đến rồi đó! Hảo đâu, nhanh xách thùng rác ra đổ đi!”. Tiếng bà Bích nheo nhéo gọi với từ tầng một lên tầng hai. Bà quát giục đứa con gái đang học trên đó. Không có tiếng trả lời. Tiếng “còng cọc” nghe càng rõ hơn. Bà Bích hai tay chống nạnh ngước lên tầng: “Tao nói mầy không nghe hả? Hảo! Ði đổ rác! Nghe rõ chưa?”. Có tiếng ậm ự vọng xuống: “Con đang học bài!”. “Học cái gì? Bỏ đấy đã. Ði đổ rác ngay!”. Giọng bà Bích cương quyết.

Sau mùa gặt

26/11/2015

Sau mùa gặt

Sau mùa gặt, cánh đồng vàng thơm óng ánh. Ðó là màu vàng ruộm của những sợi rơm cong mình trong nắng, là màu vàng xanh của những cây rạ còn tươi, giẫm chân lên gãy rạp, nghe giòn rụm. Ðó là mùi thơm của rơm khô, của khói đốt đồng. Ðứa con nào của đồng ruộng mà chẳng mê mẩn màu vàng của cánh đồng sau vụ gặt, mà chẳng “hít” no nê mùi thơm của rơm rạ quyện với mùi mồ hôi của ba, của mẹ trên cánh đồng.

Ngã ba biên giới

26/11/2015

Ngã ba biên giới

Chúng tôi, những người con miền Nam tập kết ra Bắc, sau bao năm được nuôi dưỡng và học tập nay trưởng thành. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng cam go, Ðảng kêu gọi tất cả vì miền Nam. Trong số những người tình nguyện về miền Nam chiến đấu có chúng tôi, những bác sĩ trẻ. Ðược chọn là vinh dự rất lớn, mà vinh dự này không chia sẻ với ai bởi nguyên tắc bí mật. Ðể chuẩn bị sức khoẻ vượt Trường Sơn, phải mang ba lô có ba mươi kí-lô gạch, đi hằng ngày trong ba tháng. Thân thể rã rời, vai phồng, lưng lở.

Cuốc xe đêm

20/11/2015

Cuốc xe đêm

Cứ tưởng lão sẽ ngủ cho đến xế chiều, nào ngờ chỉ mới 7 giờ sáng là lão đã có mặt ở bến xe. Giờ này khách thập phương đổ về đây đông đúc nên lão phải tranh thủ tìm khách. Hớp một ngụm cà phê mang theo, lão cầm tờ báo mà mình mới mua để xem những tin nóng hổi. Chợt lão giật mình ở mẩu tin “một thanh niên bị đồng bọn thanh toán đến tử vong”. “Thằng nhóc mà tối qua mình chở về đây mà”, lão há hốc mồm nói rồi làm rơi ly cà phê xuống đất.

Chim bay về núi...

13/11/2015

Chim bay về núi...

Bình minh, những chú chim bay từ núi về đậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và người dân buôn làng. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh. Cô giáo Hạnh cố nằm thêm, lòng bề bộn nghĩ suy mệt mỏi không muốn dậy. Ðã mười năm rồi có bao giờ cô giáo dậy muộn thế này đâu. Ðám học trò được cha mẹ dắt đến trường sớm hơn, đứng đầy ngoài sân, ngóng vào bậc cửa. “Ở hay đi?”, câu hỏi ấy cứ vang lên trong lồng ngực.

Tác giả có 4 tác phẩm sân khấu phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc

07/11/2015

Tác giả có 4 tác phẩm sân khấu phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc

Trong đời văn nghệ sĩ nói chung và kịch tác gia nói riêng, chỉ cần có 1 vở kịch được phục vụ Ðại hội Ðảng toàn quốc cũng là quá vinh dự, nhưng Nhà văn, Nhà viết kịch Học Phi lại chiếm kỷ lục: ông có 3 vở diễn phục vụ 3 kỳ Ðại hội Ðảng toàn quốc. Chắc tác giả phấn khởi không chỉ 3 lần mà gấp 10 lần hơn.

Oan nghiệt

06/11/2015

Oan nghiệt

Những năm đầu mở cửa, gọi điện từ nước ngoài về rất khó khăn, hẹn giờ gia đình tới bưu điện chờ. Cậu gần như mỗi tháng đều gọi về hỏi thăm sức khoẻ, việc làm ăn người thân, xóm giềng. Ðến một lần, cậu thông báo tháng sau sẽ làm đám “tuyên bố” với một người cùng quê định cư tại Úc, anh em chúng tôi rất mừng, vì nghe nói bên đó thanh niên nghèo khó lấy được vợ. Cậu tôi, cái gì cũng đạt điểm chín đến mười, duy cái vóc dáng có phần quá khiêm tốn.

Thới Bình nắng gió hanh hao

23/10/2015

Thới Bình nắng gió hanh hao

Quá giang đoàn công tác một cơ quan của tỉnh, chúng tôi trở lại Thới Bình. Ngày mưa, do áp thấp, mưa xối xả từ lúc rời TP Cà Mau đến trung tâm huyện. Tầm nhìn có vài mét, lờ mờ màu xám bên ngoài. Cái gạt nước lắc qua né lại đến mỏi mắt phải nhìn qua hông xe. Con đường. Từ ngày có con đường hành lang ven biển phía Nam đến nay tôi mới đi lần đầu. Êm re, không quăng quật, dằn sốc, phần do đường mới rộng rãi so Quốc lộ 63, phần có chút chuẩn. Hơn 15 chiếc cầu trên tuyến, cầu dài làm cho độ dốc ít, tới chỗ không hay.

Câu chuyện từ những chiếc lá

22/10/2015

Câu chuyện từ những chiếc lá

Trên cây có nhiều chiếc lá đan xen, chen chúc nhau để có được vị trí thích hợp cho việc uống sương, tắm nắng mỗi ngày. Tuy chật hẹp nhưng chúng vẫn nhường chỗ cho nhau, cùng nhau hăng say làm việc. Chỉ duy có một vài trong số đó ngang nhiên giành chỗ, rồi cứ nằm dài ra đó hưởng thụ chẳng làm lụng gì. Ngày qua ngày, những chiếc lá xanh tươi, khoẻ khoắn là kết quả của những ngày tháng chăm chỉ, cần mẫn lao động, chúng chẳng ngại gió mưa hay sương lạnh và cả trong cái nắng trưa hè oi nồng.