ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:33:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Báo Cà Mau Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Khóm dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi cả trong mát và ngoài nắng. Khóm trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 2-3 năm mới trồng lại cây mới. Sau 8-10 tháng thu hoạch trái, cây mẹ sinh cây con từ nách, gốc... Ðây chính là nguồn giống mới, có thể tỉa ra trồng sang đất khác.

Ban đầu chị Ðào Mộng Thảo mua khóm giống từ một người quen, chỉ áp dụng trồng thử 200 gốc, thấy được chi phí chăm sóc thấp, mang lại lợi nhuận cao, vợ chồng chị đã nhân giống trồng xung quanh bờ bao vuông tôm và trồng xen với các loại cây khác sau nhà.

Chị Thảo chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng rất nhiều loại cây, nhưng thấy cây khóm phù hợp với đất bờ vuông nên thử trồng vào năm 2021. Thời gian từ trồng tới thu hoạch cỡ 10 tháng, trồng tầm 5-6 tháng là cho trái, rồi từ cho trái tới thu hoạch khoảng 4 tháng. Khi bán cho thương lái mình tự phân loại, trái lớn nhất có giá 15 ngàn đồng, trái nhỏ từ 10-12 ngàn đồng, bán lẻ cho bà con ở xóm cũng bằng giá như bán cho thương lái”.

Từ 200 gốc khóm ban đầu, đến nay chị Đào Mộng Thảo đã nhân giống lên được hơn 2.000 gốc khóm.

Từ 200 gốc khóm ban đầu, đến nay chị Đào Mộng Thảo đã nhân giống lên được hơn 2.000 gốc khóm.

Nhờ cần cù lao động mà từ 200 gốc khóm ban đầu, chị đã mạnh dạn trồng hơn 2.000 gốc khóm. Thành công từ việc chuyển đổi cây trồng giúp gia đình chị Thảo có cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang, con cái đều được học hành đến nơi đến chốn.

“Thời gian tới, tôi sẽ nhân thêm giống khóm để trồng hết các bờ trong vuông tôm, vì trồng khóm không cực mà hiệu quả lại cao, bỏ vốn ban đầu cũng ít. Khi cây khóm có cây con, tôi chỉ việc tách cây con ra trồng tiếp, không phải tốn chi phí mua giống mới”, chị Thảo chia sẻ thêm.

Do hạn kéo dài nên đến giữa tháng 2 âm lịch, chị Ðào Mộng Thảo mới thu hoạch hết khóm của năm 2024.

Do hạn kéo dài nên đến giữa tháng 2 âm lịch, chị Ðào Mộng Thảo mới thu hoạch hết khóm của năm 2024.

Bà Lê Mộng Thuý, Chủ tịch Hội LHPN xã Hàm Rồng, thông tin: “Tới đây, Hội LHPN xã sẽ nhân rộng mô hình này trong hội viên, đồng thời tham mưu cho cấp uỷ để chuyển dịch cơ cấu trồng từ các loại cây chi phí cao, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc nhiều sẽ chuyển sang loại cây có chi phí thấp và thu nhập cao cho bà con trong toàn xã”.

Ðây là bước tiến mới cho nông nghiệp xã Hàm Rồng nói riêng và nông nghiệp huyện Năm Căn nói chung, mô hình trồng khóm của chị Thảo tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo được động lực và hướng trồng màu mới cho nhiều hội viên phụ nữ tại địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững, phấn đấu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./.

 

Ngọc Bích - Quốc Sáng

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.