ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 22:32:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Báo Cà Mau Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

1/ Ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh đánh giá kết quả hoạt động trong năm 2024.Ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh đánh giá kết quả hoạt động trong năm 2024.

Tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ quản lý thị trường năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 vào chiều 10/1, Ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh đánh giá, năm qua, Cục QLTT tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều giải pháp, chỉ đạo công tác giám sát, quản lý địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân. Đồng thời, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Năm 2024, thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 1.966 vụ, phát hiện 1.576 vụ vị phạm (tăng 306 vụ, bằng 114,8% so cùng kỳ năm 2023), xử lý vi phạm hành chính 1.363 vụ (giảm 121 vụ, bằng 91,8% so cùng kỳ năm 2023), khởi tố hình sự 208 vụ, liên quan 307 đối tượng (tăng 32 vụ, tăng 74 đối tượng so năm 2023). Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, thu lợi bất hợp pháp, tiền truy thu thuế và bán hàng hoá tịch thu hơn 74 tỷ đồng (bằng 111,6% so cùng kỳ năm 2023), trong đó số tiền phạt hành chính trên 29,5 tỷ đồng, thu lợi bất hợp pháp, truy thu thuế 41,8 tỷ, tiền bán hàng hoá tịch thu gần 3 tỷ đồng.

2/ Đại diện Đồn Biên phòng Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ về công tác phối hợp với lực lượng QLTT chống buôn lậu trên biển.Đại diện Đồn Biên phòng Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ về công tác phối hợp với lực lượng QLTT chống buôn lậu trên biển.

Tại hội nghị, các đội quản lý thị trường trực thuộc và các đơn vị phối hợp chia sẻ về những kết quả cũng như khó khăn trong công tác QLTT. Trong đó, lực lượng QLTT ngày càng mỏng trong khi địa bàn rộng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác còn thiếu trong khi đối tượng, phương thức, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng vi phạm hành chính ngày càng tinh vi. Các giao dịch TMĐT thường diễn ra trực tuyến, khó xác định địa điểm kinh doanh cố định, khó khăn trong việc xác minh thông tin doanh nghiệp và kiểm tra hàng hoá; chứng cứ điện tử thường dễ bị làm giả hoặc xoá bỏ, gây khó khăn trong việc thu thập và sử dụng làm bằng chứng; nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn hạn chế.

3/ Ông Huỳnh Văn Khoa, Phó cục trưởng Cục QLTT, trao giấy khen cho 7 tập thể lao động tiên tiến.Ông Huỳnh Văn Khoa, Phó cục trưởng Cục QLTT, trao giấy khen cho 7 tập thể lao động tiên tiến.

Dự báo năm 2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhất là hoạt động thương mại điện tử sẽ ngày càng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp hơn cho công tác QLTT. Mục tiêu chung của công tác QLTT là tập trung đấu tranh, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất phát triển. 

Ông Phạm Văn Út, Phó cục trưởng Cục QLTT, trao giấy khen cho 12 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.Ông Phạm Văn Út, Phó cục trưởng Cục QLTT, trao giấy khen cho 12 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

Ông Huỳnh Vũ Phong nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Bộ, ngành và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhận thức sâu sắc, vững vàng về tư tưởng, chấp hành nghiêm chủ trương lớn của Đảng. Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cơ quan thường trực, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, không để người lao động, công chức có những hành vi tham nhũng vặt, hành vi tiêu cực, gây nhũng nhiễu trong việc kiểm tra, kiểm soát.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát đối tượng, đấu tranh với buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi khác. Đặc biệt, bảo đảm ổn định thị trường, phục vụ tốt nhu cầu người dân vui xuân, đón tết”.

Năm 2024, các đội QLTT trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm hành chính và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ)Năm 2024, các đội QLTT trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm hành chính và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ)

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế và an sinh xã hội

Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc, không chỉ nổi bật với nền kinh tế đa dạng, đậm chất sông nước, biển rừng mà còn ghi dấu ấn sâu sắc nhờ sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp (DN) và người dân trong việc phát triển kinh tế bền vững, gắn liền với các hoạt động an sinh xã hội.

Quách Phẩm Bắc tiếp sức thoát nghèo bền vững

Chính sách từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững đã tiếp sức cho xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, đạt kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, cải thiện cuộc sống người dân.

Chủ động nguồn hàng, ổn định thị trường

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, công tác ổn định thị trường và chủ động nguồn cung hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Tại Cà Mau, các giải pháp đã được triển khai từ sớm để đảm bảo cung, cầu hàng hoá ổn định, tránh tình trạng thiếu hàng và tăng giá bất hợp lý trong dịp Tết.

Năm 2025 nhiều mục tiêu để thành phố khởi sắc

Ông Tô Hoài Phương, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, năm 2024, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư tăng 10,08% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 8,8%, lượng khách du lịch tăng 8,4%... Thành phố thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.