ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 29-5-25 15:07:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả nuôi sò huyết xen canh

Báo Cà Mau Sò huyết trở thành vật nuôi quen thuộc với nhiều hộ dân ở huyện Ðầm Dơi nói chung, xã Quách Phẩm nói riêng. Tận dụng lợi thế tự nhiên phù sa nhiều, nhiều hộ ở xã Quách Phẩm mạnh dạn đầu tư nuôi tôm kết hợp sò huyết xen canh, bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Ông Phan Út Mười, ấp Xóm Mới, có hơn 2 năm nuôi sò huyết trong vuông tôm, với diện tích 2,8 ha. Mỗi vụ ông thả hơn 2 tấn sò giống, giá hơn 100 triệu đồng, thực hiện các bước dèo rồi mới thả ra vuông, mật độ hơn 55 con/m2. Mỗi năm ông nuôi 2 vụ sò, mỗi vụ tầm 6 tháng, sò đạt trọng lượng 100-120 con/kg. Trong năm 2023, ông thu hoạch đạt 3 tấn sò, giá bán 70-80 ngàn đồng/kg, lãi hơn 250 triệu đồng. Năm 2024, ông thu hoạch hơn 6 tấn sò, giá hơn 85 ngàn đồng/kg, lãi hơn 500 triệu đồng.

Ông Mười chia sẻ: “Mô hình nuôi sò huyết đạt hiệu quả rất cao, thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, đầu tư thêm để có nguồn thu nhập ổn định”.

Ông Phan Út Mười thu hoạch sò nuôi của gia đình.

Ông Phan Út Mười thu hoạch sò nuôi của gia đình.

Với 2,5 ha, ông Lâm Thanh Bình, ấp Bào Hầm, mạnh dạn phát triển mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm từ năm 2016. Ông cải tạo vuông, bao ví lưới mành 1,4 ha để nuôi sò huyết, diện tích còn lại nuôi tôm, cua kết hợp. Ông thả 150 kg sò giống, sau 8 tháng nuôi thì thu hoạch, lợi nhuận trên 160 triệu đồng.

Hơn 10 năm nay, ông Lâm Thanh Ðiền, ấp Bào Hầm, dành 7.000 m2 đất sản xuất để nuôi sò huyết. Ông thả hơn 2 triệu con sò giống, nuôi khoảng 12 tháng, thu hoạch sò đạt trọng lượng 75 con/kg, giá bán 140 ngàn đồng/kg. Mỗi năm ông Ðiền thả 1 vụ, sản lượng sò đạt từ 1-2 tấn, lãi trên 150 triệu đồng. Ông Ðiền cho biết: “Nuôi sò đơn giản, không tốn công chăm sóc. Trước khi thả sò, chỉ cần rào lưới xung quanh diện tích nuôi để không cho cua biển vào ăn con giống. Ðể đạt hiệu quả cao, bà con nên chọn chỗ không quá xa cống xổ tôm để làm bãi nuôi sò huyết. Chất đất của bãi nuôi tốt nhất là bùn mềm, mặt bùn bằng phẳng, độ dày lớp bùn càng nhiều càng tốt. Thức ăn của sò huyết là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du và vi sinh vật... Do điều kiện tự nhiên của vùng đất xứ Ðầm Dơi nên con sò huyết nuôi tại đây thường to, thịt rất ngọt và béo”.

Theo nhiều hộ nuôi, kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm rất đơn giản. Ðể sò mau lớn, chỉ cần lấy nước thường xuyên và phải lấy nước có phù sa để cung cấp dinh dưỡng cho sò. Ðặc biệt, khi sò được 1 tháng tuổi phải xả khô nước mặt, phơi vài ngày để tiêu diệt rong, cho sò bám đất và hấp thu ánh nắng mặt trời.

Ông Phan Út Mười (bìa phải) kiểm tra sò huyết nuôi của gia đình.

Ông Phan Út Mười (bìa phải) kiểm tra sò huyết nuôi của gia đình.

Hiện trên địa bàn xã Quách Phẩm có khoảng 1.800 hộ nuôi sò huyết, diện tích 1.800 ha. Mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm mang lại hiệu cao.

Ông Nguyễn Minh Thống, Phó chủ tịch UBND xã Quách Phẩm, cho biết: “Người dân trên địa bàn xã nuôi sò huyết kết hợp với tôm, cua đạt hiệu quả khá. Tuy nhiên, sự phát triển cũng như năng suất của từng hộ nuôi có phần không đều nhau. Nguyên nhân là do áp dụng quy trình nuôi, cách chăm sóc, quản lý chưa phù hợp. Nuôi sò huyết trong vuông tôm là hình thức đa dạng hoá các loài thuỷ sản nuôi trên cùng diện tích, nhằm nâng cao thu nhập. Nếu được tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, có con giống đảm bảo chất lượng, cùng với sự quản lý, chăm sóc tốt của người dân, mô hình này sẽ là hướng đi mới để phát triển kinh tế bền vững cho nông dân”./.

 

Thành Quốc

 

Sẵn sàng cho vụ lúa mới

Ngay sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân, nông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau đã cày ải phơi đất, chuẩn bị bừa, trục đất để sẵn sàng xuống giống vụ lúa hè thu cho kịp lịch thời vụ.

Tập huấn cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái

Thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 02/10/2024 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, sáng 22/5, Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm đào tạo logistics và thương mại điện tử Trà Vinh (Trường Đại học Trà Vinh) tổ chức Hội nghị “Hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái” trên địa bàn TP Cà Mau.

Trồng chuối lấy lá thu nhập khá

Lá chuối được dùng phổ biến để gói bánh, chả, nem... hay đóng gói thực phẩm thay túi ni lông tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn 2 năm nay, nhiều người dân ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời gắn bó với nghề trồng chuối bán lá, mang lại thu nhập ổn định.

Tỷ phú nông dân

Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.

Khiếm khuyết không ngăn được chí làm giàu

Dù không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng ông Phan Văn Luân, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, không để khó khăn làm chùn bước. Với ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó, ông từng bước đưa gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Tăng thu nhập từ dự án mới

Ðể phá thế sản xuất theo lối độc canh, giúp bà con nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất tôm sú - tôm càng xanh - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liên kết chuỗi giá trị” (Dự án), với diện tích 20 ha, có 16 hộ tham gia. Hộ dân tham gia dự án đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.