ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 20:20:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Việc khó có hội, đoàn thể - Bài 2: Chia sẻ yêu thương

Báo Cà Mau (CMO) Hôm gặp Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Lưu Văn Vĩnh, anh phấn khởi thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 7, TP Cà Mau có nhiều mô hình dân vận khéo rất hay. Từ việc làm tốt công tác dân vận, chị em hội viên tin tưởng, đồng thuận và triển khai hiệu quả các mô hình, mang lại hiệu quả tốt trong công tác giảm nghèo của địa phương. Quỹ “Chia sẻ yêu thương” là mô hình tiêu biểu.

Hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, khởi nghiệp

Mô hình Quỹ “Chia sẻ yêu thương” được thành lập từ năm 2017, đến nay đã có 16 thành viên tham gia, góp vốn với tổng số tiền hơn 71 triệu đồng. Có 37 chị được mượn vốn làm ăn.

Sống cảnh nhà thuê hơn 20 năm, một thân một mình về vùng đất lạ lập nghiệp, thế nhưng trong hành trình ấy, người phụ nữ đơn thân Trần Thị Hiền (Khóm 6) không đơn độc. Chị nhận được sự quan tâm rất lớn từ phụ nữ khóm cũng như phụ nữ Phường 7. Là hội viên nhận vốn “Chia sẻ yêu thương” đầu tiên, đến nay, chị đã nhận được 2 lần hỗ trợ.

Nhờ đồng vốn nghĩa tình này, chị đầu tư cho việc mua bán hàng ngày. Từ vài mặt hàng rau cải ban đầu, đến nay, quầy hàng nhỏ của chị có thêm nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình trong khóm. Sự quan tâm của Hội LHPN đã giúp đời sống gia đình chị ổn định hơn.

Bán nước giải khát tại một gian hàng thuê đối diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải (Phường 7), nhận được 2 triệu đồng từ Hội LHPN phường hỗ trợ hội viên là mẹ đơn thân, chị Võ Thị Thạnh, ở Khóm 4, xúc động cho biết, sẽ mua thêm nguyên liệu, lấy thêm đồ uống về bán. Sự hỗ trợ tích cực này là động lực để chị Thạnh có thể buôn bán thuận lợi hơn, có tiền nuôi con. Càng vui hơn khi con trai chị Thạnh được xem xét nhận học bổng “Ước mơ xanh” của Hội LHPN phường.

Ðối tượng được nhận hỗ trợ là những người phụ nữ yếu thế trong xã hội; những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có ý chí vươn lên thoát nghèo, không đầu hàng số phận. Những sự hỗ trợ này sẽ rất cần thiết và lan toả yêu thương sâu rộng trong chị em. Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 4 Nguyễn Ngọc Em cho biết: “Khóm có 5 chị nhận được nguồn vốn hỗ trợ và gần như các chị đều phát huy hiệu quả. Mong muốn tới đây nguồn vốn hỗ trợ sẽ tăng lên, để các chị có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc làm ăn, buôn bán”.

Chủ tịch Hội LHPN Phường 7 Phạm Thị Thu Hương chia sẻ: “Từ hiệu quả của mô hình Quỹ “Chia sẻ yêu thương”, Thường trực Hội LHPN Phường 7 đã triển khai thêm mô hình trao nguồn vốn phụ nữ khởi nghiệp. Qua 2 năm triển khai, đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, năm 2020 có 7 chị được vay với 5 triệu đồng/chị; sau 12 tháng vay, lãi nhập vốn trả lại và tiếp tục cho chị em khác vay. Ðến nay, có 10 chị được nhận nguồn vốn khởi nghiệp này. Chị em mong muốn nguồn vốn ngày càng tăng lên và có nhiều người được hỗ trợ khởi nghiệp hơn nữa”.

Ðể việc học tập làm theo Bác đi vào chiều sâu, chị em còn xây dựng mô hình “Tủ sách phụ nữ” tại 7 chi hội trên địa bàn, gần 21 triệu đồng, với nhiều đầu sách khác nhau nhằm cung cấp kiến thức cho chị em. Bên cạnh đó, Hội LHPN phường còn trang bị cho mỗi chi hội một quyển sách chuyện kể về Bác. Thông qua các cuộc họp hàng tháng, các chị sẽ được nghe một chuyện kể về Bác.

Hơn năm qua, mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền”, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 5 Bùi Thị My (giữa) đã giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn với những phần quà nghĩa tình.

Thấm nhuần những lời dạy của Bác với phương châm “Mỗi chi hội một hoạt động, thực hành làm theo Bác”, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, nhiều mô hình được thành lập và nhân rộng hiệu quả: “Heo đất tiết kiệm”, “Tổ phụ nữ tiết kiệm”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Tổ phụ nữ tiết kiệm điện, nước”, “Nắm gạo nghĩa tình”, “Tổ phụ nữ tương trợ” "Biến rác thải nhựa thành tiền"… với hơn 500 thành viên, qua đó tiết kiệm được 2.800 kg gạo và trên 1 tỷ đồng, giúp 415 lượt chị. Tuy số tiền tiết kiệm không lớn, nhưng ý nghĩa vì giúp nhiều chị em vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, hàng tuần, vào ngày thứ 2, 4, 6, Hội LHPN Phường 7 còn phát miễn phí bánh mì cho học sinh tại Trường Tiểu học Lạc Long Quân và những người buôn bán có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Các mô hình cho thấy, khi công tác dân vận đã tốt thì làm việc gì cũng thông; khi chủ trương hợp lòng dân thì làm việc gì cũng dễ và khi phụ nữ làm công tác dân vận thì càng dễ thành công.

Bí thư Xã đoàn năng động

Là cán bộ Ðoàn cơ sở trẻ, năng động và nhiệt huyết, thủ lĩnh Ðoàn tiêu biểu của phong trào thanh niên huyện Ðầm Dơi, hầu hết thời gian Bí thư Xã đoàn Tạ An Khương Ðông Trương Văn Ðệ phải ở cơ sở, bởi năm nay xã đang dồn sức xây dựng nông thôn mới và hiện công tác bầu cử đang vào cao điểm. Thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, Ban Thường vụ Xã đoàn thành lập Ðội Phản ứng nhanh để tuyên truyền trong Nhân dân, hạn chế tụ tập đông người, hướng dẫn khai báo y tế. Ðây là những chiến sĩ đồng hành hiệu quả với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch đóng trên địa bàn.

Có 14 đoàn viên của xã được phân công tham gia trực các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại 3 bến phà qua sông giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu. Ngoài ra, Xã đoàn vận động mạnh thường quân hỗ trợ nước uống cho các chốt, nước sát khuẩn cho các điểm trường và khẩu trang cho Trường Tiểu học Tân Thới.

Bí thư Huyện đoàn Ðầm Dơi Nguyễn Hải Âu cho biết: “Trương Văn Ðệ là thủ lĩnh Ðoàn với nhiều nhiệt huyết và hoài bão, xứng đáng là tấm gương để đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) noi theo. Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ công tác Ðoàn, đồng chí còn có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, cần được nhân rộng trong ÐVTN”.

Có duyên với công tác vận động các nguồn xã hội hoá, anh đã vận động Ðoàn cơ sở Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau tặng 550 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo trên địa bàn xã, tổng trị giá 250 triệu đồng; vận động 15 dàn máy tính trị giá trên 80 triệu đồng, 35 bộ bàn ghế cho học sinh; vận động Công ty Tài chính MB SHINSEI hỗ trợ xây dựng cầu Lung Mắm (ấp Tân An A) trị giá 100 triệu đồng và 30 triệu đồng xây dựng lộ bê-tông đấu nối với cầu Lung Mắm; 20 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng và 80 suất quà, mỗi suất trị giá 250.000 đồng. Chưa dừng lại đó, khi bàn giao công trình, anh vận động thêm được kinh phí xây một cây cầu nhỏ gần đó, cùng các công trình phụ tại địa phương; nâng tổng hỗ trợ tại địa phương lên gần 300 triệu đồng.

Nhiệm kỳ qua, các hoạt động hiến máu tình nguyện, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân được Ban Chấp hành Xã đoàn quan tâm. “Ngày hiến máu tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” thu hút hơn 892 cán bộ, hội viên, ÐVTN tham gia, hiến hơn 283 đơn vị máu.

Thực hiện Chị thị số 03 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi về tăng cường chỉ đạo, phát huy sáng kiến của cán bộ và Nhân dân, tổ chức các mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn huyện, đến nay anh đã chỉ đạo các chi đoàn triển khai và vận động cán bộ, hội viên, ÐVTN xây dựng mô hình phát triển kinh tế.

Qua đó, có nhiều mô hình hiệu quả: nuôi tôm công nghiệp, dèo cua, nuôi chồn hương, nuôi bò, trồng rau sạch, nuôi dế, nuôi chim cút, nuôi ruồi lính đen... Mỗi mô hình có thu nhập từ 70-100 triệu đồng/vụ, qua đó giải quyết việc làm cho 175 thanh niên.

Riêng anh Trương Văn Ðệ đã xây dựng và triển khai hiệu quả 7 câu lạc bộ (CLB): cổng cưới bằng lá dừa, bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, đờn ca tài tử, hiến máu tình nguyện, làm kinh tế. Các ấp đều có sân bóng chuyền để ÐVTN giao lưu rèn luyện sức khoẻ. Ngoài ra, các mô hình CLB đội, nhóm theo sở thích, ngành nghề luôn được tập thể Ban Chấp hành Xã đoàn quan tâm.

Ðến nay, Trương Văn Ðệ đã khởi xướng 7 CLB và tất cả đều hiệu quả. (Trong ảnh: CLB Cổng cưới lá dừa với tiềm năng phát triển lâu dài, chụp ngày 21/1/2021).

Với vai trò là Bí thư Ðoàn ở cơ sở, xác định được nhiệm vụ và nhu cầu của thanh niên hiện nay, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, anh mạnh dạn học hỏi, tìm tòi các giải pháp, cách làm để giúp thanh niên nông thôn có việc làm ổn định, cống hiến với tổ chức Ðoàn.

Ðầu năm 2018, anh Ðệ đã xây dựng, thực hiện mô hình nuôi dế mèn Thái, đến cuối năm có hiệu quả và thu lợi nhuận đầu năm 2019, anh tiếp tục nhân rộng mô hình để ÐVTN đến học hỏi, thực hiện. Hiện tại, trên địa bàn xã có 6 ÐVTN đang áp dụng mô hình này. Hiện nay, anh thực hiện mô hình khép kín nuôi dế mèn Thái, và ruồi lính đen, cút, gà.

Anh Ðệ chia sẻ: “Mô hình này cần ít vốn, chủ yếu bỏ công làm lời; nhu cầu sử dụng cũng như đầu ra sản phẩm khá ổn định từ các nhà hàng hay quán ăn trong và ngoài tỉnh rất lớn. Ðến thời điểm này, mô hình được duy trì và chứng minh hiệu quả bền vững, hàng tháng thu từ 2-4 triệu đồng từ dế thành phẩm”.

Mới đây, anh là người tiên phong sáng lập ra CLB Cổng cưới lá dừa cho thanh niên địa phương. Qua gần một năm thành lập, đến nay, CLB khởi nghiệp đã tập hợp hơn 10 ÐVTN tham gia. Ðơn hàng ngày càng tăng và lan toả ra các huyện lân cận. Anh em trong CLB có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Ðối với Ðệ, đây là niềm vui và động lực để anh phấn đấu./.

 

Phú Hữu

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.