ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 15:19:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vươn lên từ vốn chính sách

Báo Cà Mau Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp với trên 2.600 tổ tiết kiệm và vay vốn, chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Những năm qua, các hội, đoàn thể tỉnh đã làm tốt công tác uỷ thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), trở thành cầu nối quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, nhiều gia đình đã có vốn đầu tư và phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Chi nhánh NHCSXH  tỉnh, cho biết: “Năm 2023, tín dụng CSXH luôn được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện, nhất là đối với người nghèo. Hiện nay, nguồn vốn cho vay của NHCSXH được chuyển tải phủ khắp đến 100% xã, phường, thị trấn, nhằm phục vụ và tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách ưu đãi một cách thuận lợi, kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng phù hợp nhu cầu vốn”.

Cũng chính nhờ nguồn vốn của NHCSXH mà hội viên của các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh nói chung và của xã Nguyễn Phích, huyện U Minh nói riêng có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai nguồn vốn vay trên địa bàn với số tiền hơn 460 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn chính sách được vay, anh Nguyễn Huynh, Ấp 17, xã Nguyễn Phích, đã đầu tư mô hình nuôi lươn không bùn. Anh chia sẻ: “Ðược hỗ trợ vay nguồn vốn từ NHCSXH huyện 40 triệu đồng, cùng tiền tích luỹ 20 triệu đồng, tôi đầu tư nuôi lươn không bùn với trên 1 ngàn con. Hiện tại, lươn đang phát triển tốt. Tôi mong muốn tới đây sẽ nhân rộng mô hình này và làm thêm mô hình nuôi cá chình. Cũng rất mong được NHCSXH huyện và cấp trên sẽ hỗ trợ cho tôi thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình”.

Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Nguyễn Huynh, Ấp 17, xã Nguyễn Phích (thứ hai từ trái sang) phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, lươn đang phát triển tốt.

Tranh thủ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện U Minh, anh Tô Minh Thông, Ấp 17, xã Nguyễn Phích, mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi bò. Nhờ cần cù chịu khó, lấy công làm lời nên 6 năm qua anh Thông duy trì được mô hình. Anh Thông cho biết: “Các anh em trong tổ vay vốn đã hỗ trợ tôi tận tình. Phía NHCSXH cũng đã hỗ trợ tôi kịp thời, giải ngân cho tôi nguồn vốn vay 80 triệu đồng để kịp thời tái đàn. Hiện nay, với việc duy trì 8 con bò thịt, 3 bò giống, gia đình thu lợi nhuận khoảng từ 40-50 triệu đồng/năm”.

Được vay nguồn vốn vay của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội của huyện U Minh, anh Tô Minh Thông, Ấp 17, xã Nguyễn Phích mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi bò thịt, hằng năm thu lợi nhuận khoảng từ 40-50 triệu trên một năm.

Với sự tài trợ toàn diện từ vốn, cơ chế, cùng với tư duy dám nghĩ, dám làm của những người nghèo muốn thoát nghèo, đã có nhiều hộ vươn lên ổn định cuộc sống, kinh tế phát triển hơn.

Năm 2023, tổng doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh đạt 1.082 tỷ đồng với hơn 32.800 lượt khách hàng được vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay đối với đối tượng thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đạt 513 tỷ đồng (chiếm 47% doanh số cho vay).

“Hoạt động của NHCSXH trên địa bàn đã góp phần cùng với địa phương ngăn chặn việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể; từ đó, góp phần chung tay trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện hiệu quả chủ trương của Ðảng và Nhà nước, thực sự “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những hành động cụ thể, thiết thực qua việc chuyển tải đồng vốn tín dụng chính sách đi vào cuộc sống và đến người dân một cách kịp thời. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua từng giai đoạn”, ông Nguyễn Thanh Ðồng cho biết thêm.

Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình giảm nghèo, thời gian tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục tập trung ưu tiên các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của người dân, vận động để thay đổi suy nghĩ, cách làm, thói quen của bà con theo hướng "bắt tay, chỉ việc" giúp họ tự tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống./.

 

Hoàng Vũ

 

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tiếp sức cho doanh nghiệp, người nộp thuế

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NÐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ðây là một trong những chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế.

Chuyển đổi nghề tạo sinh kế, khai thác bền vững

Những năm gần đây, sản lượng khai thác biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giảm đáng kể, nhất là khai thác gần bờ. Huyện đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề theo hướng vươn khơi, tạo sinh kế bền vững cho các hộ này.

Nhân văn nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã chủ động đẩy mạnh thực hiện công tác uỷ thác cho vay với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên nông dân.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Phát triển ngành công nghệ sinh học

Ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ (Trung tâm), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, Trung tâm được ngành chức năng đầu tư các kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao và làm chủ một số công nghệ quan trọng để phát triển, ứng dụng CNSH trên các lĩnh vực".

Toàn tâm phục vụ người dân, doanh nghiệp

Theo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cà Mau năm 2023 xếp thứ 22/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 36 bậc), xếp thứ 6/13 tỉnh, thành khu vực ÐBSCL, tăng 6 bậc so với năm 2022 và nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt trên bản đồ PCI cả nước. Ðây là lần đầu tiên Chỉ số PCI Cà Mau đứng thứ hạng cao nhất từ trước đến nay.