ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 23:33:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vươn xa sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Gia đình anh Nguyễn Văn Thương (Khóm 5, thị trấn Cái Ðôi Vàm) trước đây làm nghề thu mua ruốc khô tại các cửa biển trên địa bàn tỉnh, bán lại cho cơ sở sản xuất ruốc sấy. Nhận thấy mặt hàng ruốc sấy được thị trường ưa chuộng, năm 2018, gia đình thành lập Hợp tác xã (HTX) Hương Biển phát triển sản phẩm này.

Công đoạn làm sạch, chuẩn bị đóng gói sản phẩm ruốc của HTX Hương Biển.

HTX hiện có 8 xã viên. “Trong quá trình sản xuất, HTX nhận được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp, nhất là nguồn kinh phí khuyến công đầu tư kho lạnh, máy sấy, máy đóng gói... để nâng cấp thành sản phẩm OCOP. Năm 2022, sản phẩm của HTX được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao”, anh Thương cho biết.

Anh Nguyễn Văn Thương giới thiệu sản phẩm ruốc sấy được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022.

Mỗi tháng, HTX cung ứng ra thị trường từ 5-10 tấn ruốc sấy, với giá bán từ 42-50 ngàn đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các cửa hàng tạp hoá địa phương; khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Ngoài mang lại nguồn thu nhập ổn định cho xã viên, HTX còn tạo việc làm cho 8 lao động tại địa phương, với thu nhập mỗi tháng từ 5-10 triệu đồng/người, tuỳ theo công việc.

Ông Kiều Văn Trọn, ngụ ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, là người phụ trách công đoạn đóng gói sản phẩm, cho biết: “Gia đình khó khăn, nuôi tôm thất bát, tôi đã làm công cho HTX Hương Biển gần 3 năm qua, bình quân thu nhập mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình dần ổn định, có điều kiện nuôi các con ăn học”.

Với quyết tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm từ sản vật quê hương, ông Trần Phước Nhân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX sản xuất nước mắm Ngọc Trân (Khóm 5, thị trấn Cái Ðôi Vàm) đã nắm bắt nhu cầu thị trường, phát triển thành công sản phẩm nước mắm Ngọc Trân, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021 và OCOP 4 sao cuối năm 2023.

Ông Trần Phước Nhân cho biết: “Cá cơm thu mua tại cửa biển Cái Ðôi Vàm, được xử lý sạch sẽ, ủ muối từ 1,5-2 năm, sau đó rút nước cốt và phơi nắng đến khi có mùi thơm đặc trưng thì chuyển đến hệ thống lọc. Nước mắm sau khi lọc sẽ được đóng chai, dán nhãn và đưa ra thị trường tiêu thụ”.

Nước mắm Ngọc Trân ngày càng được khách hàng ưa chuộng.

Nước mắm Ngọc Trân được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản nên đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm nước mắm Ngọc Trân đã được phân phối tại 6 đại lý trên địa bàn huyện Phú Tân và 3 đại lý tại TP Cà Mau. Thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh như TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội…

HTX sản xuất nước mắm Ngọc Trân hiện có 13 xã viên. Trung bình mỗi tháng HTX sản suất khoảng 3 ngàn lít nước mắm, tiêu thụ tại cơ sở khoảng 1 ngàn lít, cung ứng cho đại lý trên 2 ngàn lít, với giá bán 100 ngàn đồng/lít.

Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết: “UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm tích cực triển khai chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương đối với những sản phẩm tiềm năng. Qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương, tiến đến nâng hạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ”.

 


Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là nước mắm Ngọc Trân; 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao gồm: chả cá thu và cá đù ướp sả nghệ của HTX sản xuất nước mắm Ngọc Trân, ruốc sấy của HTX Hương Biển, chả cá phi viên của HTX Hưng Hiệp Tiến (xã Tân Hưng Tây), khô cá phi 1 nắng của HTX Tân Thuận Thành (xã Phú Thuận), ba khía muối của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Hổ (xã Phú Tân), chả lụa Hoàng Phát của hộ kinh doanh Lưu Văn Phiệt (xã Việt Thắng), tôm khô của hộ kinh doanh Cao Ngọc Bích (xã Phú Mỹ).


 

Anh Phan

 

Tham khảo Xu hướng mới

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

 “Kết nối giá trị – Lan tỏa thành công”

Đây cũng chính là chủ đề của buổi họp mặt xúc tiến đầu tư và thương mại do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Cà Mau (CDCM) tổ chức tối 18/7, nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết phối hợp với các hội, đoàn thể

Chiều 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động uỷ thác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức.