ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:18:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xác định đúng - trúng nguyên nhân để giảm nghèo bền vững - Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

Báo Cà Mau (CMO) Nỗ lực vượt bậc trong hành trình giảm nghèo, Cà Mau từ một địa phương từng được ví là “vùng trũng” nghèo đã không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm trở lại đây tỉnh đạt tỷ lệ giảm nghèo đầy ấn tượng, từ 12,4% năm 2011, đến năm 2020 giảm còn 1,87%. Chỉ ngần ấy năm đã có khoảng hàng chục ngàn hộ thoát nghèo. Đó không chỉ là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị các cấp, mà còn là sự vươn lên của mỗi người dân. Thành tựu này rất đáng tự hào. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025 với mức chuẩn cao hơn, cũng như lộ trình nâng chuẩn trong những giai đoạn tiếp theo, càng phải chú trọng tính bền vững của công cuộc giảm nghèo. Và để bài toán giảm nghèo thật sự bền vững, ngoài việc “nói không” với bệnh thành tích, thì cần tìm đúng căn nguyên bệnh và chữa đúng thuốc đối với bệnh nghèo.

Bài 1: Cần “nói không” với bệnh thành tích

Trong 5 năm, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có hơn 14.263 hộ nghèo và cận nghèo được thụ hưởng và tiếp cận các chính sách nhằm thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,9%/năm (kế hoạch đề ra là 1,5%/năm). Tng ngun vốn bố trí thực hiện Chương trình giảm nghèo là 312,7 tỷ đng. Đến nay có 6/11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát ra khỏi chương trình, góp phần thay đổi diện mạo xã hội, đời sống người dân từng bước cải thiện. Tuy nhiên, nhìn nhận ở một góc độ, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đánh giá: “Đã qua, từ tình trạng tái nghèo, rồi chạy theo thành tích trong việc rà soát hộ nghèo, chạy theo thành tích xã nông thôn mới, mà chúng ta đánh giá không đúng thực chất, trong khi nhiều hộ dân còn rất khó khăn. Vì sợ hộ nghèo tăng lên, một là đưa qua hộ cận nghèo, hoặc là cho thoát nghèo dù trong thực tế nhiều hộ đời sống rất bấp bênh”.

Không đủ điểm xét vào diện nghèo

Rời quê hương Kiên Giang đến Cà Mau lập nghiệp đã mấy chục năm qua, vợ chồng ông Danh Muôl và bà Danh Thị Phượl chọn vùng đất Khánh Thuận (U Minh) làm nơi sinh sống. Gắn bó nơi đây khi thằng con trai đầu còn trong bụng mẹ, nay 2 đứa con đã lớn khôn, đi Bình Dương làm thuê kiếm sống. Thế nhưng, ngần ấy năm qua, vợ chồng bà vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo đeo bám. Ở đậu hết nơi này đến nơi khác, cuộc sống bấp bênh, ai mướn gì làm nấy, không có “cục đất chọi chim”.

Ngôi nhà lá nép bên con kênh thuộc Ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh của gia đình bà Danh Thị Phượl được xây cất trên đất mượn tạm của người khác.

Bà Danh Thị Phượl, Ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh bộc bạch: “Không có đất ở nên cứ rày đây mai đó, hết ở đậu đất của người này đến ở nhờ đất người khác, rồi người ta cũng lấy đất lại, riết trôi dạt tới đây. Nhà này đã cất 10 năm nay, đất của chị bên kia sông cho mượn ở. Hằng ngày, chồng tôi làm thuê kiếm sống, ai thuê gì làm đó. Lúc không ai thuê thì ổng vào rừng bẫy chuột, bắt cá, bắt chim cò để bán. Bản thân tôi mang bệnh thoát vị đĩa đệm, không mần được gì nhiều”.

Nói xong, bà Phượl chỉ vào người những chỗ còn bầm do phải xách nước té mấy ngày trước mà giọng buồn hiu: “Ở đậu trên đất người ta nên họ không cho khoan cây nước, chủ yếu hứng nước mưa uống, rồi đi xin nước chở về xài. Để tiết kiệm nước thì hằng ngày tắm giặt bằng nước sông, rồi xả lại nước mưa”.

Ở đậu trên phần đất của người khác, không được khoan giếng nước nên vợ chồng bà Danh Thị Phượl phải đi xin nước về trữ để xài.

Căn nhà ọp ẹp nằm cạnh con kênh, phải đi qua đoạn đất bờ vuông dài chúng tôi mới đến được nhà bà Phượl. Thế nhưng, dù sống trong điều kiện khó khăn như thế, nhưng không hiểu sao từng ấy năm trôi qua gia đình bà chưa từng nằm trong diện hộ nghèo.

Một cán bộ ấp lý giải: “Hộ này ở địa bàn nhưng do trước đây chưa đăng ký, địa phương cũng có hỗ trợ nhiều nguồn lực giúp đỡ. Hiện nay, sau khi rà soát chấm điểm thì các tiêu chí hầu như đáp ứng, có đầy đủ các tiếp cận dịch vụ xã hội. Nhưng, năm nay chính quyền địa phương nhận thấy hoàn cảnh khó khăn quá, không đất đai, ở đậu, làm thuê nên xét vào diện hộ nghèo, rồi sẽ từng bước hỗ trợ các nguồn lực để vươn lên”.

Hộ bà Danh Thị Phượl là 1 trong 395 hộ nghèo năm nay của xã Khánh Thuận sau khi rà soát lại theo chuẩn mới, chiếm tỷ lệ 13,43%, tăng 9,94% so với chuẩn nghèo cũ; hộ cận nghèo 38 hộ, chiếm tỷ lệ 1,29%.

Khánh Thuận cũng là một trong những xã giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, nổi bật về công tác giảm nghèo trong giai đoạn vừa qua của huyện U Minh. Từ 32,92% năm 2016, đến năm 2020 chỉ còn 3,4% và có tới 9/15 ấp tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%. Tức là chỉ trong vòng có 5 năm, toàn xã đã giảm tới 29,52% tỷ lệ hộ nghèo, tương đương có 962 hộ thoát nghèo. Như vậy, nhẩm tính trung bình mỗi năm địa phương này có tới hơn 192 hộ thoát nghèo, một con số khá lớn.

Tính chung toàn huyện, sau khi rà soát hộ nghèo theo tiêu chí mới, huyện U Minh là địa phương hiện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh với 9,37%, tương đương gần 2.500 hộ nghèo. Giai đoạn vừa qua, từ 2016-2020, toàn huyện đã giảm 19,76% tỷ lệ hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 3,29%.

Chấp nhận... đăng ký thoát nghèo

Cũng ghi nhận thực tế vấn đề xét hộ nghèo, hộ thoát nghèo, chúng tôi tìm đến hộ bà Nguyễn Thị Thu, ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Lụm cụm già nua ở cái tuổi ngoài 65, hằng ngày vợ chồng bà Thu mưu sinh bằng nghề đặt lú trên sông, nuôi thêm đứa cháu nay đã 12 tuổi. Căn nhà lá khá xập xệ vì đã được cất cách nay 15 năm từ chương trình phòng chống bệnh phong hỗ trợ. Nhà có 3 công đất vuông nhưng thất bát quanh năm, vợ chồng bà Thu chủ yếu sống nhờ vào dàn lú dưới sông, bữa được có khi vài trăm ngàn có tiền mua thêm gạo muối, bữa thất thì chỉ vài chục ngàn đủ ăn lây lất qua ngày.

Căn nhà lá xập xệ của hộ bà Nguyễn Thị Thu, ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi.

Bà Thu giọng thủ thỉ: “Trước đây cũng thuộc hộ nghèo, rồi vợ chồng bỏ nhà theo thằng con trai đi Bình Dương làm hồ. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng tôi mới về lại đây được gần 3 năm, rồi được đưa vô hộ nghèo lại. Nhưng năm nay ấp có đăng ký cho gia đình tôi thoát nghèo. Địa phương xét thì mình chịu thôi”.

Chúng tôi hỏi về lý do hoàn cảnh hộ bà Thu khó khăn như vậy sao nằm trong diện đăng ký thoát nghèo, thì được bà Ngô Tuyết Liễu, Trưởng ấp Ngã Bát cho hay: “Ấp có 19 hộ nghèo còn khó khăn nhiều hơn so với hộ nghèo này nữa. UBND xã đề nghị ấp rà soát, đăng ký 4 hộ thoát nghèo trong năm nay, theo đó xem xét hỗ trợ cho các hộ này để vươn lên. Tới đây sẽ hỗ trợ vốn cho vay, cải tạo vuông tôm”.

“Theo chỉ tiêu chấm điểm, trên 150 điểm là hộ cận nghèo, dưới 150 điểm là hộ nghèo, mà chấm điểm số cho từng mục cao lắm, nếu bây giờ chấm căng là không ai vô được hộ nghèo, thoát hết. Chẳng hạn như hộ có lao động đi Bình Dương làm cũng được xem như có điểm, một người đi làm trong xí nghiệp là được 10 điểm. Như gia đình này có con đi làm ở Bình Dương, có xuồng máy, tivi, tủ lạnh, tất cả đều có điểm hết”, bà Ngô Tuyết Liễu phân trần thêm.

Được biết, xã Trần Phán nhiều năm liền đều đạt chỉ tiêu thoát nghèo do huyện giao hằng năm. Trong giai đoạn 2016-2020 vừa qua, toàn xã thoát khoảng 300 hộ nghèo. Cũng trong giai đoạn này, toàn huyện Đầm Dơi giảm 5.600 hộ nghèo, với tỷ lệ 12,9%. Theo chuẩn mới giai đoạn 2021-2025, huyện hiện có trên 1.800 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,12%.
Hằng ngày, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu sống bằng nghề đặt lú trên sông.

Nhìn chiếc tivi cũ kỹ của bà Thu, chiếc xuồng nhỏ dành để bơi đặt lú hằng ngày và để qua lại bên sông (vì tuyến đường bên đây vẫn chưa có lộ), cái tủ lạnh cũng đã “có tuổi” ,…; hay xót xa với chiếc xuồng bơi xin nước hằng ngày của bà Phượl, chiếc tivi coi được vài đài của gia đình bà,… Thế nhưng, tất cả điều đó khi được đánh giá mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo thì xác định đã đáp ứng được và đủ “điều kiện” để thoát nghèo. Điều đó đã đúng thực chất hay chưa!!

“Khi chúng ta đưa họ ra khỏi hộ nghèo là chúng ta đã tước đi của họ cơ hội được tiếp cận các nguồn lực của Nhà nước, địa phương. Do đó, phải cân nhắc thật kỹ, đúng đối tượng thoát nghèo. Đây là trách nhiệm rất lớn của lãnh đạo cấp huyện trong việc chỉ đạo rà soát hộ nghèo”, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trăn trở thực trạng giảm nghèo trên địa bàn tỉnh hiện nay.

 

Bài 2: Hiến kế thoát nghèo

 Hồng Nhung

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.