ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:57:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng chính quyền năng động để phục vụ - Bài 1: PCI sụt giảm do đâu?

Báo Cà Mau (CMO) Xây dựng hệ thống chính quyền các cấp trách nhiệm, năng động, chủ động đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, từ đó thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, đồng hành và phục vụ doanh nghiệp, phục vụ Nhân dân. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém xuất phát từ chính cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước các cấp.

>>Bài 2: Nhiều tồn tại mang tên “chi phí”

Bài 1: PCI sụt giảm do đâu?

PCI - Chỉ số đo lường sự cảm nhận của doanh nghiệp đối với chính quyền các cấp là tấm gương phản chiếu trong quá trình quản lý, điều hành để các cơ quan Nhà nước tự soi rọi. Mặc dù không thể hoàn toàn dựa vào thứ hạng trong bản đồ PCI để đánh giá tính năng động của chính quyền, song, đây là cơ sở quan trọng để từng cơ quan, đơn vị trong tỉnh nhận định về quá trình thực thi nhiệm vụ được giao.

Theo kết quả xếp hạng của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2022, chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh Cà Mau đứng vị trí 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tức giảm đến 46 hạng so với năm 2021. Chỉ số này có 9 chỉ tiêu thành phần, trong đó có đến 8 chỉ tiêu được đánh giá chuyển biến tiêu cực, chỉ có 1 chỉ tiêu chuyển biến tích cực so với điểm số trung bình cả nước.

Chưa quyết liệt, thiếu sâu sát

“Chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố đối với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và nhất quán” là chỉ số thành phần duy nhất được đánh giá tích cực, còn lại là tiêu cực.

Trong số các chỉ số thành phần tiêu cực, đáng chú ý là “Thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân là tích cực”; “UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh”; "Chính quyền cấp huyện, thị xã không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh, thành phố”; “Các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh”... Những chỉ số thành phần được đánh giá tích cực trong năm 2021 thì nay tụt hạng xuống thành tiêu cực. Hay như, chỉ số thành phần các sở, ngành không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh trong 2 năm qua đều nằm ở mức đánh giá là tiêu cực.

 Định kỳ hàng tháng, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Chủ tịch UBND tỉnh đều có buổi tiếp và giải quyết những bức xúc của người dân

Tại hội nghị bàn giải pháp cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa qua, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đánh giá, một số sở, ngành và địa phương còn chậm trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của tỉnh; nhất là các thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. "Vai trò người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa quyết liệt trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của đơn vị mình. Dù có xây dựng và ban hành kế hoạch nhưng việc kiểm tra, giám sát thiếu sâu sát, từ đó chưa kịp thời xử lý những khó khăn, hạn chế. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần chưa đạt yêu cầu. Cá biệt, có một số vi phạm, phát sinh tiêu cực", Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá.

Các thủ tục liên quan đến đất đai là một trong những lĩnh vực được đánh giá còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế nhất thời gian qua. Có nhiều nguyên nhân để các doanh nghiệp đánh giá chưa có sự chuyển biến tích cực trong tiếp cận đất đai. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, qua phân tích, đánh giá, đơn vị nhận thấy còn hạn chế trong công tác cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai.

Lúng túng trong đào tạo lao động có tay nghề

Lao động, nhất là lao động qua đào tạo là nguồn lực quan trọng không chỉ của doanh nghiệp mà cả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua việc đào tạo để xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề trên địa bàn tỉnh rất bị động. Sự bị động này dẫn đến thực trạng lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và thời gian đào tạo dưới 3 tháng chiếm gần 80%, còn trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 10-12%. Ngoài ra, ngành nghề đào tạo chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, chưa gắn với phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, dịch vụ, thương mại và du lịch.

Những hạn chế trên, một phần do hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay đang trong quá trình tái cơ cấu và Cà Mau là địa phương có số lượng trường nghề thấp nhất cả nước. Hiện toàn tỉnh chỉ có 3 trường cao đẳng và 2 cơ sở giáo dục ngoài công lập có chức năng đào tạo nghề. Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phân tích: "Sau khi giải thể các trung tâm dạy nghề cấp huyện, giao về cho Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, thì trang thiết bị xuống cấp. Ðồng thời, hiện nay việc cấp phép để dạy các ngành nghề phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp còn hạn chế, do liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo. Do đó, việc đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn".

 Ðào tạo nghề có trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm 10-12%; cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên chưa đảm bảo... nên chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. (Trong ảnh: Học viên Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau trong giờ thực hành). Ảnh: ÐẶNG DUẨN

Mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 10 ngàn học sinh tốt nghiệp ra trường, nhưng con số học nghề rất khiêm tốn, chỉ khoảng 10-12%. Thực tế này, theo ông Thanh, công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT đạt hiệu quả chưa cao. Ðã qua, nhận thức trong việc học nghề vẫn còn nhiều vấn đề nên việc tuyển sinh đầu vào, từ số lượng, chất lượng còn hạn chế, từ đó chất lượng đầu ra của các trường cao đẳng, trung cấp còn thấp.

Hàng năm, chỉ riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 22 ngàn người. “Tuy nhiên, sự phối hợp giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có mặt còn thiếu chặt chẽ nên việc kết nối cung - cầu lao động chưa đạt hiệu quả”, ông Thanh nhận định thêm.

Sự năng động, đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý, từng cán bộ, công chức, viên chức là nhân tố đầu tiên và quyết định không chỉ cho riêng đối với doanh nghiệp, người dân mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Khi công tác quản lý, điều hành được minh bạch, bình đẳng, đồng hành với tinh thần phục vụ sẽ là nền tảng, động lực để thúc đẩy doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo sức hút cho nhà đầu tư.



Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, cho biết, có đến 77 trong số 142 "chỉ tiêu con" cấu thành PCI bị đánh giá chuyển biến tiêu cực. Qua góc nhìn PCI năm 2022 cho thấy, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh chưa tạo được nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thực tế này đang tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tức là ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong và ngoài nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.



 

Nguyễn Phú

Bài 2: NHIỀU TỒN TẠI MANG TÊN “CHI PHÍ”

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.