ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 11:24:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng cộng đồng nông dân “thông minh”'

Báo Cà Mau Hoà cùng xu thế chung của thời đại, những nông dân chân đất tập tành sử dụng mạng xã hội, tạo sự hanh thông trong công việc, ứng dụng công nghệ số để chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, quảng bá sản phẩm... mang lại hiệu quả cao.

Theo ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: "Bên cạnh nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghệ số giúp nông dân thuận tiện hơn trong học hỏi kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, liên kết hợp tác sản xuất... Ðây là điều kiện quan trọng, góp phần đưa nông nghiệp truyền thống dần chuyển đổi sang hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch bệnh".

Sự thay đổi này theo ông Tuấn không chỉ hiện hữu ở những doanh nghiệp quy mô lớn, mà ngay cả những chi, tổ hội nghề nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác... cũng đã từng bước áp dụng phù hợp. Từ đó, góp phần triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh và từng địa phương.

Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc xúc tiến thương mại và vận chuyển hàng hoá tiêu thụ sản phẩm theo phương thức truyền thống bị hạn chế, khiến HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) trong sản xuất, thúc đẩy thương mại điện tử, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến... đã giúp anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn, giảm bớt khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn đã xây dựng được thương hiệu, gạo sạch Ông Muộn có mặt khắp thị trường Bắc - Trung - Nam.

Anh Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ: “Nhờ áp dụng CÐS đã giúp HTX quảng bá rộng rãi về quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm gạo sạch Ông Muộn... Từ đó, duy trì độ nhận diện, tăng sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm khách hàng. Ðến nay, cách làm này vẫn cho thấy hiệu quả, bởi phù hợp với thói quen tiêu dùng của đông đảo người dân. Họ quan tâm tới các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ưa chuộng những mặt hàng sạch, tốt cho sức khoẻ, mẫu mã phong phú... Những thông tin này cung cấp khá đầy đủ, nhanh chóng bằng các giải pháp số hoá”.

Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời nắm bắt xu thế CÐS, thông qua mạng xã hội Facebook, các trang mạng điện tử như Postmart.vn, Hoptacxa.vn, surego.vn, cooplink... sản phẩm gạo sạch Ông Muộn được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, với đầy đủ thông tin từ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất gạo an toàn, từ VietGAP, sinh thái đến hữu cơ. Từ đó, được người tiêu dùng tin tưởng, số lượng tiêu thụ gạo cũng ổn định dần, thành viên HTX có thu nhập ổn định, vô cùng phấn khởi.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tiếp: "CÐS đã dần giúp nông dân “tay lấm chân bùn” như chúng tôi trở thành cộng đồng nông dân “thông minh”, góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của nông thôn”.

 Anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thuỷ sản Ông Muộn hướng dẫn tổ viên quét mã QR kiểm tra thông tin.

Tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Ấp 17, 18 ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, nhà thưa, từ khi phong trào CÐS được triển khai, hội viên nông dân trao đổi công việc, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất... dễ dàng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng ấp 17, xã Nguyễn Phích, chia sẻ: “Không chỉ tiện cho việc cài đặt phần mềm xử lý các văn bản tại các cuộc họp, cập nhật các văn bản của Trung ương, địa phương, mà việc triển khai đến các hộ dân trên địa bàn ấp nắm, thực hiện cũng kịp thời, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại”.

Ngoài ra, nông dân còn tham gia vào các tổ, hội, nhóm trên Zalo để cập nhật các dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chất lượng tốt, gắn với chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chế biến các mặt hàng. Từ đó học cách bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất.

Qua 3 năm triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp với mô hình nuôi tôm càng xanh sạch ở Ấp 18, xã Nguyễn Phích, ban đầu thí điểm 20 ha, qua thời gian sản xuất, thấy được hiệu quả, nông dân trên địa bàn đã nhân rộng lên 48 ha, với 52 hộ tham gia.

Ông Nguyễn Văn Nghị, Trưởng ấp 18, xã Nguyễn Phích, đánh giá: “Do những năm trước ảnh hưởng của tình hình thời tiết nên năng suất không cao. Mặt khác, những hộ dân chưa đồng lòng xuống giống, mạnh ai nấy làm nên chưa mang lại kết quả tốt. Từ khi được kết nối với nhau, khi hộ nào xuống giống thì được thông tin để các hộ khác góp ý kiến hay làm theo. Từ đó, tạo được sự đồng thuận rất cao trong tổ, nhóm Zalo!”.

Ông Nguyễn Văn Nghị (người đứng bên phải) giới thiệu các dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chất lượng tốt cho nông dân, thông qua các trang thông tin trên điện thoại thông minh.

Từ khi chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi tôm càng sạch, phần nào giúp nông dân trên địa bàn Ấp 18 có thu nhập ổn định. Mặt khác, nhịp sống CÐS giúp rút ngắn khoảng cách giữa các hộ dân, giữa nông dân và cán bộ kỹ thuật, từ đó giải quyết nhanh các vấn đề nông dân đang gặp phải.

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực lồng ghép nội dung CÐS cho hội viên, nông dân, các chi, tổ hội trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong hoạt động truyền thông, tập huấn; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm... nhất là về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, của tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử. Từ đó thúc đẩy áp dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.

“Ðể thúc đẩy quá trình CÐS trong nông nghiệp, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân trong việc nâng cao kiến thức về CÐS, thay đổi tư duy sản xuất từ truyền thống sang nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, hiện đại. Tin tưởng rằng, thực hiện CÐS sẽ thành công, kinh tế nông thôn bứt phá trong thời gian tới, cuộc sống nông dân ngày một chất lượng hơn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn khẳng định./.

 

Quỳnh Anh - Kim Cương

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.