ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:01:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới

Báo Cà Mau Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW (Chỉ thị 37) ngày 3/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Quyết định số 416/QĐ-TTg (Quyết định 416) ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau đã đạt nhiều kết quả tích cực, gắn với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.

Ông Võ Quốc Tín, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Chỉ thị 37 và Quyết định 416  đã được triển khai, quán triệt đầy đủ, sâu sắc đến hệ thống công đoàn các cấp cùng với các kế hoạch của tỉnh, các văn bản phối hợp với các ngành để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.

Qua đó thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”.

- Xin ông cho biết bối cảnh triển khai Chỉ thị 17 và Quyết định 416 tại tỉnh Cà Mau thời gian qua?

Ông Võ Quốc Tín: Phải khẳng định, các chương trình, chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau dịch Covid-19 đã phát huy tác dụng rõ nét. Cùng với đà phục hồi, phát triển của tỉnh nhà, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp khởi sắc nên đời sống và tâm lý của người lao động đã dần bước vào quỹ đạo ổn định.

Qua thống kê, Cà Mau hiện có 2.144 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với hơn 53.800 lao động, trong đó có 148 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các doanh nghiệp về xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ đã có chuyển biến tích cực, thực chất, được biểu hiện cụ thể, rõ nét, sinh động và trở thành văn hoá ứng xử tốt đẹp.

Chăm sóc quyền lợi cho người lao động ở Cà Mau đang ngày càng được các cấp uỷ, chính quyền, đơn vị sử dụng lao động quan tâm, cải thiện. (Ảnh minh hoạ)

Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể theo từng giai đoạn và hàng năm để tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện là hết sức quan trọng. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh cụ thể hoá thành nhiệm vụ và giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới đảm bảo thống nhất, chất lượng, thiết thực, phù hợp với mỗi cơ quan, đơn vị, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tính khả thi trong thực hiện.

- Theo đánh giá của ông, việc triển khai Chỉ thị 17 và Quyết định 416 tại địa phương đạt được những kết quả nổi bật nào?

Ông Võ Quốc Tín: Các cấp uỷ, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, nghiệp đoàn trong xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới trên địa bàn.

Các đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 37 và Quyết định 416. Công tác quản lý Nhà nước về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới từng bước đạt hiệu quả, người lao động hiểu rõ chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, có cơ hội để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lao động, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chăm lo đời sống toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, xây dựng văn hoá ứng xử tốt đẹp, hài hoà trong môi trường lao động đang là nỗ lực, quyết tâm chung của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội. (Ảnh minh hoạ)

Các cấp công đoàn trong tỉnh có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác, thường xuyên tổ chức tuyên truyền về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”, tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp trên địa bàn tư vấn và hoà giải những vướng mắc giữa người lao động và chủ doanh nghiệp đảm bảo hài hoà lợi ích cả hai bên, phù hợp các quy định của pháp luật.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 37 và Quyết định 416 đã từng bước nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về xử lý, điều chỉnh các mối quan hệ lao động một cách hài hoà, ổn định. Các doanh nghiệp cũng thực hiện tốt hơn công tác an toàn vệ sinh lao động, không xảy ra tranh chấp, định công, ô nhiễm môi trường làm việc, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng, đăng ký và thực hiện khá tốt thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, thang bảng lương, ký kết hợp đồng lao động, đến nay không có tranh chấp lao động xảy ra. Các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền đến người lao động thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động, xây dựng nếp sống trong văn hoá, đoàn kết, nhân ái.

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Cà Mau đang tập trung ưu tiên những công việc gì, thưa ông?

Ông Võ Quốc Tín: Cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quan hệ lao động. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động phải phong phú, phù hợp, hiệu quả. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về lao động, công đoàn. Xây dựng và triển khai đề án, chương trình, kế hoạch phát triển quan hệ lao động trên địa bàn. Thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi để kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công. Công tác phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động; công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.

Cơ chế biểu dương, khen thưởng, động viên người lao động là một trong những giải pháp hữu hiệu để xây dựng môi trường lao động thân thiện, hài hoà, tiến bộ. (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức Công đoàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và phát triển đoàn viên, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh kết nạp mới hơn 17 ngàn đoàn viên công đoàn. Tiếp tục xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở, phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới, lớn mạnh để xứng đáng là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của giai cấp công nhân và người lao động.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, thường xuyên tổ chức các đợt điều tra, khảo sát để nắm rõ tình hình hoạt động, tổng hợp và phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nghiên cứu, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Xin cảm ơn ông!

Phạm Hải Nguyên thực hiện

Kịp thời đảm bảo an sinh cho người lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 74.815 người. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động  (ATVSLĐ) có nhiều chuyển biến tích cực, cũng như việc chăm lo người lao động không may bị tai nạn trong quá trình lao động luôn được quan tâm đúng mức.

Chăm lo tốt đời sống người lao động

Nhận thức rõ việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động (ĐVCĐ&NLĐ) là nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn luôn dành sự quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Công đoàn - Cánh tay nối dài bảo vệ người lao động

Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, tạo ra môi trường làm việc công bằng, an toàn và bền vững, những năm qua, tổ chức Công đoàn các cấp đã và đang làm tốt vai trò của mình, không chỉ đối với những người lao thuộc các tổ chức công đoàn mà cả những lao động tự do, thời vụ không nằm trong tổ chức công đoàn nào.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Báo chí đồng hành truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động

“Để các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đi vào thực tiễn thì công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò rất quan trọng, và cần được tăng cường, nhất là trong khu vực không có hợp đồng lao động”, bà Bùi Lệ Oanh, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp và Việc làm (Sở LĐ,TB&XH) khẳng định.

Xây dựng văn hoá an toàn lao động

"Xác định vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong tỉnh đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân, về mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ); tổ chức quản lý và thực hiện quy định về ATVSLÐ tại các công ty; chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động (NLÐ)... Ðây cũng là chính sách kinh tế - xã hội lớn của Ðảng và Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", ông Phan Mộng Thành, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chia sẻ.

Nỗ lực chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ÐV, NLÐ) có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động thường xuyên của các cấp công đoàn trong tỉnh, càng được đặc biệt quan tâm vào những dịp Tết đến, xuân về hay trong Tháng Công nhân. Từ những hoạt động thiết thực này, từng bước giúp NLÐ tin tưởng vào tổ chức công đoàn.

Thiết thực chăm lo sức khoẻ người lao động

Xác định chăm lo người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của công ty, những năm qua, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau (gọi tắt là Xổ số Cà Mau) luôn giữ vững sự đoàn kết của tập thể lao động với doanh nghiệp.