ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 23:07:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðánh giá, xác định quy luật để chống xói lở

Báo Cà Mau Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu cùng với các hình thái thời tiết cực đoan đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Huyện Đầm Dơi được đánh giá là huyện có nhiều vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng nhất trong năm 2023 (ghi nhận của đoàn khảo sát vào 24/5/2023).

Theo ghi nhận, đến nay tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 188/254 km. Theo số liệu thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ khoảng 5.250 ha. Tổng chiều dài các đoạn bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở khoảng 425/8.118 km. Sạt lở bờ sông đã làm hư hỏng gần 28 km lộ và 303 căn nhà. Tổng thiệt hại do ảnh hưởng sạt lở ước tính hơn 1 ngàn tỷ đồng.

Ông Ðỗ Quang Hưng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đánh giá: “Do quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, nên đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng; rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ. Sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô”.

Hiện nay, tổng chiều dài bờ biển trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 100 km, sạt lở bờ sông khoảng 365 km, với các mức độ khác nhau. Có nhiều đoạn bờ biển, bờ sông bị sạt lở rất nhanh, nghiêm trọng, tàn phá nhiều diện tích rừng phòng hộ, nhà cửa của người dân.

Sạt lở đã làm mất nhiều diện tích đất, rừng, lộ nông thôn và thiệt hại lớn về tài sản, sản xuất của người dân ở xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi.

“Tuy nhiên, đến nay, các dữ liệu nghiên cứu về diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi các sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa được đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống, khoa học về nguyên nhân sụp lún, sạt lở. Qua đó, xác định các giải pháp phù hợp từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững”, ông Ðỗ Quang Hưng cho biết thêm.

Ðể giải quyết những vấn đề trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng bức thiết, khắc phục tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng, bờ, bãi sông trên địa bàn tỉnh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương để Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá, quan trắc diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên một số tuyến sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Dự án sẽ thực hiện đánh giá, phân tích diễn biến, xác định quy luật và dự báo xói lở bờ sông, bãi sông bằng mô hình thuỷ lực, thuỷ văn một chiều, hai chiều. Ðồng thời, đánh giá khả năng ổn định của đường bờ, bãi sông trên một số tuyến sông trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đề xuất các giải pháp ổn định đường bờ, bãi sông và đánh giá hiệu quả các giải pháp công trình cho một số khu vực trọng điểm; đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, ổn định dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Với nguồn kinh phí dự kiến gần 5,7 tỷ đồng, ông Ðỗ Quang Hưng cho biết: “Dự án sẽ thực hiện khảo sát địa chất (khoan địa chất) phục vụ đánh giá ổn định đường bờ, bãi sông ở một số khu vực trọng điểm. Sử dụng mô hình thuỷ lực, thuỷ văn bùn cát một chiều để mô phỏng dòng chảy từ thượng lưu sông về hạ lưu sông. Mô phỏng dòng chảy, bùn cát và sự thay đổi địa hình đáy sông riêng cho các sông chính tỉnh Cà Mau bằng mô hình một chiều. Ðồng thời, sử dụng mô hình hai chiều để mô phỏng dòng chảy và sự thay đổi địa hình lòng sông tại khu vực đại diện nghiên cứu”.

Với dự án này, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng nội dung nhiệm vụ, áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, lập dự toán đúng quy định. Trong đó, lưu ý rà soát, kế thừa các chương trình, dự án, kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện để tránh trùng lắp, tiết kiệm kinh phí.


Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển, kéo dài từ biển Ðông sang biển Tây với chiều dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước. Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nước ven biển, có 87 cửa sông lớn nhỏ thông ra biển; tổng chiều dài hệ thống sông, kênh, rạch trên 10.000 km và có đặc điểm địa hình bờ biển phức tạp.


 

Hồng Nhung

 

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Ðề phòng thời tiết dị thường

Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.

Ðể ứng phó hiệu quả, bền vững với biến đổi khí hậu

Những năm qua, Cà Mau luôn đối diện với nhiều khó khăn về tình hình hạn mặn, sụt lún ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân. Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài do hạn hán diễn biến gay gắt, nắng hạn kéo dài, thì còn do hệ thống thuỷ lợi chưa khép kín, chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đầu tư khoanh ô nhỏ phù hợp với từng vùng, chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nước; sản xuất, sinh hoạt của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thuận thiên vì sự phát triển bền vững

Hạn hán, xâm nhập mặn và lún sụt ngày càng khốc liệt, cùng với đó là triều cường, nước biển dâng gia tăng; mưa bão xảy ra bất thường, diễn biến phức tạp... Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu (BÐKH) đã và đang tiếp tục tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác. Ðã đến lúc mọi hoạt động của con người cần phải thuận theo thiên nhiên để phát triển bền vững.

Hỗ trợ người dân vượt thiên tai

Hiện nay đang vào cao điểm mùa khô hạn, vấn đề nước sạch lại được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với hơn 4 ngàn hộ dân của tỉnh đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Theo đó, nhiều hộ đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của chính quyền các cấp, các tổ chức, các mạnh thường quân, doanh nghiệp.

Nỗi niềm nghề rẫy mùa hạn

Tình hình mùa hạn năm nay đã ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm rau màu của bà con vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời.

Những hình ảnh đẹp trong cuộc chiến chống “giặc lửa”

Thông tin từ Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt, đến sáng 12/4, đám cháy rừng ở Nông trường 402 đã cơ bản được dập tắt. Các lực lượng chữa cháy đã được cho rút khỏi địa điểm cháy. Tuy nhiên, vẫn còn bố trí một đội hơn 10 người túc trực theo dõi và kịp thời dập tắt những nơi còn ngún.

Kiên quyết không để cháy rừng

Mùa khô năm nay đang diễn biến căng thẳng và dự báo El Nino kéo dài, trong khi hiện nay mực nước hầu hết các con kênh nội đồng trên địa bàn huyện Trần Văn Thời gần như khô cạn, gây khó khăn, thách thức lớn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Ðịa phương đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai mọi biện pháp để bảo vệ rừng.