ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:43:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Dòng xoáy” Vở cải lương nhiều cảm xúc

Báo Cà Mau Vốn là người đam mê và yêu thích cải lương, tôi đã dành không ít thời gian để thưởng thức các vở diễn trong cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu. Mỗi vở diễn đều để lại trong lòng người xem những cung bậc cảm xúc khác nhau, đặc biệt là vở diễn “Dòng xoáy” của Đoàn Cải lương Hương Tràm.

Vốn là người đam mê và yêu thích cải lương, tôi đã dành không ít thời gian để thưởng thức các vở diễn trong cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu. Mỗi vở diễn đều để lại trong lòng người xem những cung bậc cảm xúc khác nhau, đặc biệt là vở diễn “Dòng xoáy” của Đoàn Cải lương Hương Tràm.

Đến với cuộc thi lần này, Ðoàn Cải lương Hương Tràm có 1 vở diễn được dàn dựng công phu cả về hình thức lẫn nội dung. Tác phẩm “Dòng xoáy” hình thành từ tác phẩm kịch cùng tên của Nhà văn Trịnh Bích Ngân, Soạn giả Hoàng Song Việt chuyển thể cải lương, đạo diễn là Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu. Với thời lượng chỉ hơn 2 giờ đồng hồ nhưng nội dung tác phẩm đã phản ánh sắc nét những vấn đề thời sự hiện nay. Cốt truyện của tác phẩm nói về thái độ và lối sống thờ ơ của giới trẻ với lịch sử, thói hám danh, hám lợi, bất chấp mọi thủ đoạn để làm lợi riêng. Ðồng thời, tác phẩm cũng nói lên phẩm chất cao cả của những người làm cách mạng thuỷ chung sau trước, tấm lòng của Nhân dân với cách mạng…

Một phân cảnh trong vở cải lương “Dòng xoáy”.

Ba Tài (do Nghệ sĩ Thế Sơn đóng) - người cách mạng một lòng vì dân, vì tổ chức, vì cách mạng với phẩm chất cao quý. Trong thời chiến, với nhiệm vụ được giao là vận động, kêu gọi người dân quyên góp của cải, tiền bạc cho cách mạng để giải phóng dân tộc, nhưng chẳng may trong lúc chiến đấu, Ba Tài bị thương ở đầu, làm ông mất trí nhớ, lúc tỉnh, lúc quên. Sau hơn 30 năm kể từ ngày ông mất trí, ông đã dần dần tỉnh và nhớ lại. Ông nhớ ra đồng đội của mình, nhớ nơi chôn giữ thùng vàng và các loại giấy tờ quan trọng của cách mạng.

Ông có 2 người con trai, Kiên (do Nghệ sĩ Hoàng Thanh diễn) là con trai lớn, Hiếu (Nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng đảm vai) là con trai thứ. Kiên là một người thất bại trong kinh doanh, sự nghiệp suy sụp và lâm vào cảnh nợ nần, sống lạnh nhạt với quá khứ, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Kiên bị cuốn vào ánh sáng hào quang của đồng tiền, lợi danh, dẫn đến sự gian dối, bất chấp mọi thủ đoạn để có được tiền và nhiều lần ép vợ mình ký vào các bản hợp đồng bất chính. Vợ của Kiên là Lệ Hiền (do NSƯT Hoa Phượng thể hiện) - một người phụ nữ tài sắc, hết lòng yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ chồng. Với chồng, Hiền là người vợ chung thuỷ, với xã hội là một người có trách nhiệm. Nhiều lần Hiền khuyên chồng quay đầu lại sau bao nhiêu tội lỗi đã gây ra và cương quyết không chấp nhận những yêu cầu trái lương tâm của Kiên.

Bảy Bá (Nghệ sĩ Nhất Phương thủ vai) - một người giàu có, yêu nước, ông đã quyên góp rất nhiều tiền của cho cách mạng, nhưng đáng buồn là sau khi hoà bình, ông không được công nhận về sự hy sinh của mình. Ðau đớn hơn là mọi tài sản và cả căn biệt thự của ông đều bị kẻ xấu chiếm đoạt, từ một người giàu có, ông trở thành người chạy xe ôm, chỉ có Ba Tài mới biết rõ tinh thần yêu nước và sự hy sinh của ông, nhưng tất cả vẫn còn chôn sâu dưới lòng đất.

Tư Quý (Nghệ sĩ Phi Hải vào vai) - một người từng hoạt động cách mạng với Ba Tài trong thời chiến, ông là người anh em đồng đội, còn trong thời bình lại là nhà thông gia. Hai Tú (do Nghệ sĩ Kim Hiền đảm vai) - là vợ của Tư Quý, hai vợ chồng đã tìm mọi cách, thủ đoạn để chiếm đoạt và sống trong căn biệt thự của Bảy Bá, nhận tiền hối lộ của những kẻ mua chức bán quyền, họ chỉ biết có tiền mà quên đi mọi chuyện trong gia đình, đến con cái họ cũng chẳng quan tâm.

Sau khi Ba Tài tỉnh lại hoàn toàn, ông nhớ lại nơi chôn giữ thùng vàng và giấy tờ quan trọng. Kiên đã thuê cô ý tá chụp lại bản vẽ sơ đồ đường đến nơi chôn thùng vàng của cha mình trong lúc ông nằm viện. Vì tin tưởng đồng đội, nhà thông gia và với chức vụ hiện tại của Tư Quý là cán bộ tỉnh, ông hy vọng rằng Tư Quý sẽ hỗ trợ và báo cáo chuyện này lên cấp trên, vì đây là tài sản của Nhà nước nên đã đưa cuốn sách ghi chép mà ông đã ghi mỗi khi nhớ lại, có cả sơ đồ, giấy tờ chứng nhận chủ của căn biệt thự mà Tư Quý đang ở.

Trong lúc Tư Quý còn đang lưỡng lự trước tình thế là nên giữ im lặng hay trả lại căn biệt thự thì bà Hai Tú, vợ ông cương quyết không chịu trả. Bà uy hiếp chồng mình nếu trả lại căn biệt thự thì bà sẽ tố cáo bao nhiêu tội lỗi trước đây của ông. Ðể bảo vệ cái mặt nạ bấy lâu, ông đành để vợ tiếp tục làm việc bất nhân. Bà Hai Tú đã lấy sơ đồ rồi nhanh chóng tìm nơi chôn cất thùng vàng và giấy tờ.

Hai Tú và Kiên gặp nhau tại địa điểm chôn cất thùng vàng theo hướng dẫn của sơ đồ, người thì lấy vàng, kẻ thì lấy giấy tờ nên họ hợp tác với nhau thực hiện việc làm bất chính này và cho người đào bới khắp cả khu vườn. Thế nhưng, họ đã nhầm địa chỉ, vì có rất nhiều người tên Năm Trầu. Nhưng rồi họ cũng đã tìm ra và lập tức di chuyển đến địa điểm chính xác.

Song, sau khi biết được bộ mặt của ông thông gia, Ba Tài lập tức cùng với Lệ Hiền (con dâu, vợ của Kiên) lên đường đến nơi chôn thùng vàng và giấy tờ mặc dù ông đang nằm viện. Trên đường đi, chiếc ca-nô của Hai Tú và Kiên đã thấy và đuổi theo chiếc ca-nô của Ba Tài và Hiền, họ đã xô đẩy nhau quyết liệt giữa dòng sông. Gay cấn là đây, bi kịch cũng là đây, Ba Tài đã hy sinh giữa dòng xoáy, ông ngã xuống sông và bị cuốn đi.

Cái chết của ông đã làm mọi người còn sống vô cùng thương tiếc, Hiền đã khổ sở, kêu la vì mất cha chồng, một người cha mà Hiền hết lòng yêu kính. Ðáng nói hơn, cái chết của ông cũng đã làm thức tỉnh biết bao con người còn u mê trong danh lợi mà đánh mất lương tâm, nhân phẩm của một con người. Ba Tài không hy sinh ở thời chiến mà lại hy sinh ngay trong thời bình, giặc không ở đâu xa, giặc chính là con trai và thông gia của mình.

Tác phẩm kết thúc với cái chết của Ba Tài, một cái chết như dấu chấm cho một đời người. Không chỉ vậy, nó còn hướng ra cho những người còn sống biết bao suy ngẫm, những bài học quý báu của một người cách mạng luôn hết lòng vì chính nghĩa, trung thành với đất nước, sống với lý tưởng trong sạch, thanh cao. Giá như ai cũng như Ba Tài thì trong xã hội ngày nay sẽ không tồn tại thực trạng quan liêu, tham nhũng, lợi dụng việc riêng chung, biến tài sản của Nhà nước thành của riêng. Tác phẩm mang lại những cung bậc cảm xúc cho người xem, khiến khán giả tưởng chừng như mình ở trong câu chuyện, phải nghẹn cả hơi thở trước nỗi đau làm xé ruột, xé lòng của những trái tim tan vỡ, người lại phụ ơn người, con người trong xã hội lại giẫm bừa lên đạo lý, nhân luân.

Đây là cuộc thi được đánh giá có nhiều đơn vị tham gia nhất và số lượng nghệ sĩ, diễn viên nhiều nhất (27 đoàn với 33 vở diễn, quy tụ trên 1.000 nghệ sĩ, diễn viên), thời gian thi diễn cũng lâu nhất, từ 6-23/11. Ban tổ chức cũng trao nhiều Huy chương Vàng (HCV) nhất. Cụ thể, trao 5 HCV cho 5 vở diễn: Tình sử hai Vương Triều (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai), Yêu là thoát tội (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Vòng xoáy (Đoàn Cải lương Hương Tràm), Vua Thánh triều Lê (Nhà hát Cải lương Việt Nam) và Chiến binh (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang).

Triết lý sâu sắc từ vở diễn, cái chết không sao xoá hết được mọi tội lỗi của kẻ làm sai, mà hình phạt lớn nhất của họ là phải sống, sống để đối chiếu với lương tâm, sống để cho người đời phán xét, sống đi giữa mọi người để tìm ra chân lý con người mà họ đã đánh mất. Ðây cũng là thông điệp của tác phẩm muốn gửi đến khán giả, hãy sống sao cho đúng với nhân phẩm, đạo lý của một con người, đừng để vì lòng tham hay bị mờ mắt bởi đồng tiền, danh lợi mà đánh mất đi chính mình, làm bao người xung quanh phải đau khổ.

Ðồng thời, vở diễn còn để lại cho người xem, nhất là tầng lớp thanh niên ngày nay những bài học quý báu: phải yêu và trân trọng với lịch sử hào hùng của dân tộc; phân biệt được đúng, sai trong từng suy nghĩ và hành động của mình trước xã hội; sống trong sạch với lý tưởng cao đẹp, đúng với lương tâm của con người, sống có ích và trách nhiệm với bản thân, xã hội…"./.

Bài và ảnh: Bùi Văn Tưởng

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.