ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:47:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðón xuân trên đất khách

Báo Cà Mau Mùa xuân đến, trong khi bao người đi xa vội vã trở về quê hương để đoàn tụ cùng gia đình thì các du học sinh phải đón xuân nơi đất khách. Mặc dù không tránh khỏi cảm giác buồn, nhớ gia đình, nhưng đây cũng là cơ hội trải nghiệm, cọ xát với công việc, con người nơi vùng đất mới để trưởng thành hơn.

Mỗi năm, tỉnh Cà Mau có hàng chục, hàng trăm học sinh sau khi tốt nghiệp THPT khăn gói lên đường đi du học. Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Ðài Loan... là những nước được nhiều em lựa chọn, vì phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.

Sang Ðài Loan du học gần 4 tháng nay, mọi thứ với Nguyễn Hải Ðang (quê huyện Trần Văn Thời) vẫn còn bỡ ngỡ. Lần đầu tiên đón Tết ở một nơi rất xa, với Nguyễn Hải Ðang không hề dễ dàng. Bao cảm xúc của chàng trai 19 tuổi ở xứ người đều hướng về quê hương.

Nguyễn Hải Ðang (thứ tư từ phải sang) bên những người bạn mới tại Ðài Loan.

Hải Ðang chia sẻ: “Khi mới sang Ðài Loan, em bỡ ngỡ vì người Ðài Loan nói chuyện khá nhanh, nhưng dần em cũng quen và hiểu. Việc học không gặp khó khăn mấy vì có trợ giảng hỗ trợ khi mình không hiểu. Lịch học thường bắt đầu từ thứ Hai đến thứ Năm (2 buổi/ngày), khá giống với Việt Nam. Công việc làm thêm của em không khó lắm, em làm ở công ty, khâu đóng gói gà, mỗi du học sinh chỉ được làm không quá 20 giờ/tuần (từ thứ Năm đến thứ Bảy). Ðây là quy định chung cho tất cả du học sinh trên đất nước Ðài Loan, để đảm bảo chất lượng học tập”.

Theo Hải Ðang, dịp Tết, trường sẽ cho học sinh nghỉ đông khoảng hơn 1 tháng vì rất lạnh (hiện tại thời tiết tầm 10-15 độ). Ðây là thời gian du học sinh được tranh thủ làm việc (vì không bị giới hạn thời gian), cũng vì vậy mà đa phần du học sinh như Hải Ðang chọn ở lại đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí kỳ học sắp tới.

“Tết này không về, lần đầu đón Tết xa nhà, em vừa buồn vừa vui. Vui vì lần đầu được trải nghiệm đón Tết ở một nơi xa xôi cùng các bạn mới. Buồn vì nhớ nhà, không được quây quần cùng người thân”, Hải Ðang bùi ngùi.

Võ Mỹ Huyền, sinh viên năm nhất ngành Marketing, sau hơn 2 tháng học tập tại Trường Ðại học Công nghệ Triều Dương (Ðài Loan), chia sẻ: “Ở Ðài Loan cũng ăn Tết giống như ở Việt Nam. Ðường phố những ngày giáp Tết tấp nập và có nhiều địa điểm trang trí Tết để check-in. Người người trang hoàng nhà cửa đón năm mới. Du học sinh Việt Nam cũng vừa được khoa tổ chức lễ hội đón năm mới. Thầy cô chúc các em "Năm mới vui vẻ", tạo cho em cảm giác thân thuộc, khó tả. Dịp Tết ở đây, mọi người ăn chè trôi nước với ý nghĩa mong năm mới mọi điều suôn sẻ, thuận lợi, gia đình đoàn viên và nhiều may mắn”.

Võ Mỹ Huyền (ngồi, thứ hai từ trái sang) đón năm mới 2024 tại trường.

Chọn du học tại xứ sở Kim Chi đã 5 năm nay, nhưng Lê Thảo Minh (quê huyện Ðầm Dơi) mới chỉ 1 lần duy nhất được ăn Tết đúng nghĩa với người thân tại Việt Nam. Còn lại 4 mùa Tết, Minh đều chọn ở lại Hàn Quốc để làm việc kiếm thêm thu nhập.

Lê Thảo Minh chia sẻ: “Với em không khí Tết chỉ có 2 năm trở lại đây. Năm đầu du học chưa quen, ăn Tết trong ký túc xá, nghỉ vài ngày, nhà trường phát bánh cho mình. 2 năm sau thì dịch Covid, không ăn Tết luôn. Thường Tết ở Hàn Quốc trọng tâm là tết Trung thu, còn tết Nguyên đán chỉ trong 2-3 ngày. Mỗi năm, Hội Sinh viên Việt Nam của trường có chương trình tất niên cho các bạn Việt Nam không về quê ăn Tết, tổ chức gói bánh chưng, cùng ăn tất niên, vui lắm. Ngoài ra, Hàn Quốc có chùa Viên Ngộ (chùa người Việt tại Hàn Quốc) gần khu em ở, chùa này hay tổ chức Tết cho đồng hương Việt Nam tại Hàn”.

Du học sinh Lê Thảo Minh (hàng trên, bìa trái) vui xuân năm 2024 cùng các bạn du học sinh Cà Mau tại Hàn Quốc.

Ở nước Nhật xa xôi, Mai Thuý Huỳnh có khoảng thời gian dài gắn bó, nhưng mỗi khi đến Tết, Huỳnh không khỏi cảm giác khắc khoải nhớ nhà.

Thuý Huỳnh bộc bạch: “Em hiện tại đã tốt nghiệp và đang làm ở Viện Dưỡng lão của thành phố Kobe (Nhật Bản). Nói về cảm xúc thì ai xa quê mà không nhớ, nhất là dịp Tết. Nhưng mình xa quê mà, phải chịu thôi, để tiết kiệm chi phí nên không về. Người Nhật sống khép kín hơn người Việt nên Tết ở đây cũng giống như ngày thường thôi, hơi nhộn nhịp hơn một chút, nhưng không bằng ở Việt Nam. Một số nơi có đông người Việt thì các bạn tập trung đón giao thừa, ăn với nhau bữa cơm, cũng gọi là có Tết".

Những trải nghiệm của nhiều bạn trẻ khi đón Tết nơi đất khách luôn đong đầy ý nghĩa. Ðó là sự trân trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, xóm làng, quê hương, đất nước. Nhất là trui rèn sự trưởng thành, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vững tin đón những mùa xuân tươi đẹp hơn nữa trong tương lai./.

(Ảnh nhân vật cung cấp)

 

Hồng Nhung

 

Nghĩa tình nhà tri ân

Bằng việc đẩy mạnh công tác vận động quỹ Ðền ơn đáp nghĩa (ÐƠÐN), thời gian qua, từ nguồn quỹ này, huyện Ðầm Dơi xây dựng mới và sửa chữa nhiều căn nhà cho đối tượng chính sách hoàn cảnh khó khăn, qua đó không những thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn tạo thêm động lực để bà con vươn lên.

Ấm lòng người có công

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển luôn quan tâm chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn. Qua đó, kịp thời động viên, tạo điều kiện cho các gia đình chính sách, người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấu đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

“Trái tim nhỏ” nhưng nghĩa cử lớn

Thời gian qua, Nhóm Trái tim nhỏ TP Hồ Chí Minh, với các thành viên là y, bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh, đã đi đến nhiều vùng quê trên cả nước giúp đỡ bà con khó khăn cải thiện sức khoẻ và vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh. Bằng những viên thuốc thiết yếu, cùng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương và hơi ấm tình người, đã chia sẻ phần nào khó khăn cho người nghèo.

Chợ Phường 8 đi vào nền nếp

Trước đây, chợ Phường 8, TP Cà Mau có thời gian dài trong tình cảnh mua bán lộn xộn, lấn chiếm lòng đường, làm mất trật tự an toàn giao thông. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay, hoạt động buôn bán tại chợ đã đi vào nền nếp.

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024

Ngày 16/7/2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia và App thiện nguyện MB tổ chức phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024”, với chủ đề “Thắp sáng tương lai”.

Gương mẫu bảo vệ môi trường

Ở xã Khánh Hội, huyện U Minh hiện nay, các tuyến đường xóm ấp sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Ða số người dân ý thức bỏ rác đúng nơi, trồng cây kiểng trước nhà tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần cùng với địa phương giữ vững Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Ðể có được kết quả đó, phải kể đến công sức đóng góp của các hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB). Ðiển hình là ông Phạm Trọng Tiến (sinh năm 1957), Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 8, người luôn tích cực đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.

Thêm động lực cho gia đình chính sách

Thời gian qua, TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, đồng thời đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Ði từng ngõ, gõ từng nhà để nhắc nhở

Thời gian gần đây, các ngành liên quan của huyện Trần Văn Thời tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại do sự cố điện gây ra. Qua đó, nhiều người đã nâng cao ý thức thực hiện tốt việc sử dụng điện an toàn.