ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 08:39:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Báo Cà Mau Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thành công từ mô hình sản xuất xanh

Ngày 7/12 vừa qua, Đội thi của huyện Trần Văn Thời đã xuất sắc giành giải Nhất Hội thi tuyên truyền về chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Cà Mau năm 2024, đồng thời là đơn vị có phần thi tiểu phẩm ấn tượng nhất. Nội dung tiểu phẩm thuyết phục Ban giáo khảo và người xem bởi được xây dựng trên câu chuyện thật của đôi vợ chồng trẻ, tốt nghiệp đại học, có việc làm, thu nhập ổn định ở thành phố, nhưng quyết định bỏ phố về quê trồng nhàu, làm nước cốt nhàu và đưa sản phẩm vào sân chơi OCOP. Anh Khưu Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại SK NONI, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời là nhân vật chúng tôi nhắc đến.

Hiện tại, anh Khưu Văn Chương đã quy hoạch 5 ha trồng hơn 100.000 cây nhàu, đầu tư trên 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất nước cốt nhàu đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng hạng sản phẩm nước cốt nhàu lên OCOP 4 sao, cung cấp thị trường trên 10 ngàn lít nước cốt nhàu/năm, được công nhận sản phẩm hữu cơ năm 2022. 

2/ Anh Khưu Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại SK NONI thành công với mô hình khởi nghiệp từ nước cốt nhàu.Anh Khưu Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại SK NONI thành công với mô hình khởi nghiệp từ nước cốt nhàu.

Anh Khưu Văn Chương cho biết: “Hiện công ty đã trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn trong sản xuất để tạo ra sản phẩm xuất khẩu chính ngạch và đã ký hợp đồng với một số đối tác muốn hợp tác để đưa nước cốt nhàu qua Mỹ, châu Âu”.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cua trên 250 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 24 ngàn tấn/năm, đây cũng là mô hình tiềm năng của tỉnh, phát triển song hành cùng con tôm, mang lại thu nhập khá lớn cho người dân Cà Mau. Tuy nhiên, những năm gần đây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả mô hình nuôi cua trong môi trường tự nhiên.

Xuất phát từ nguyên nhân này, cùng với sự hướng dẫn của ngành chức năng, chị Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, đã thực hiện thành công mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn. Đây là mô hình cua sạch, chất lượng, giúp chủ động được lượng cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

3/ Chị Nguyễn Thị Quyên, khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn.Chị Nguyễn Thị Quyên, khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc nước tuần hoàn.

Chị Quyên cho biết: “Trước giờ tôi chỉ làm công việc nội trợ, chăm sóc vuông tôm; tháng 11/2023 gia đình làm đơn xin thực hiện mô hình nuôi cua cốm trong hộp nhựa từ nguồn vốn Dự án khoa học kỹ thuật hỗ trợ 200 hộp nhựa nuôi cua, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và hệ thống lọc nước tuần hoàn. Chồng tôi cũng am hiểu kỹ thuật nên chia sẻ để tôi quản lý, chăm sóc cua hằng ngày. Đến nay, tôi đã làm chủ được kỹ thuật nuôi. Từ khi áp dụng mô hình này, tôi có thu nhập thêm ổn định từ 5-10 triệu/tháng. Để chuẩn bị cho nhu cầu cua dịp Tết, hiện tôi đang đầu tư thêm 100 hộp nhựa và thu mua cua ốp, yếu gạch dèo lại dưới ao, khi hộp nhựa trống là đưa cua lên hộp để chủ động nguồn thương phẩm, cung ứng nhu cầu thị trường Tết”.

Mô hình khởi nghiệp của anh Chương, chị Quyên là 2 trong số rất nhiều mô hình khởi nghiệp xanh đang hiện hữu và phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Có thể kể đến như: mô hình rau sạch trong nhà kính của anh Phạm Văn Biển, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bảo Long, Ấp 2 xã An Xuyên, TP Cà Mau cho lợi nhuận khoảng 300-500 triệu đồng/năm; Dự án sản xuất tinh bột nghệ xà cừ của vợ chồng chị Lâm Hằng Ni, HTX Nhật Huy, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời vừa đoạt giải Khuyến khích cuộc thi khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức; mô hình sản xuất bánh phồng tôm OCOP 3 sao, 4 sao theo dây chuyền khép kín, hiện đại cho năng suất 50-60 tấn bánh/tháng, xuất bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 800 tấn bánh của cựu chiến binh Mai Sáu, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn... Tất cả góp phần khơi dậy ý chí, lan toả tinh thần khởi nghiệp xanh trong cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

1/ Mô hình rau sạch trong nhà kính của anh Phạm Văn Biển, Công tyTNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bảo Long, cho lợi nhuận 300-500 đồng/năm (Ảnh: Thanh Quang)Mô hình rau sạch trong nhà kính của anh Phạm Văn Biển, Công tyTNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bảo Long, cho lợi nhuận 300-500 đồng/năm.    Ảnh: THANH QUANG

Ứng dụng công nghệ lọc nước tuần hoàn nuôi tôm siêu thâm canh

Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 6.800 ha nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, như: dịch bệnh trên tôm kéo dài gây thất thu, thua lỗ; hoặc nuôi có hiệu quả nhưng mất giá, với chi phí nuôi cao người nuôi cầm chừng, không có lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế lẫn tinh thần người dân. Để từng bước giúp người dân Cà Mau thay đổi thói quen trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận, vừa góp phần bảo vệ sức khoẻ, môi trường, thời gian qua, ngành Nông nghiệp, Khoa học - Công nghệ đã có nhiều giải pháp, phối hợp cùng các tổ chức, nhà khoa học hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong nuôi tôm siêu thâm canh đạt chứng nhận quốc tế ASC, BAP; mô hình tôm 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước an toàn sinh học; tôm siêu thâm canh không xả thải trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài; mô hình sinh kế bền vững theo định hướng kinh tế tuần hoàn nhằm thích ứng với các điều kiện tự nhiên bất lợi như mặn, phèn, biến đổi khí hậu…Tất cả mở ra hướng đi mới, triển vọng cho người nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau.

Đầu tháng 12 vừa qua, tôi đến tham quan mô hình tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài của anh Lê Hoàng Hợp, xã Khánh An, huyện U Minh vào dịp thu hoạch. Anh Hợp phấn khởi vì đã nuôi thành công vụ nuôi thứ 2. Anh cho biết: “Tận dụng diện tích đất trống dưới mái năng lượng mặt trời của người thân trong gia đình, tôi thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh trên bể nổi, với diện tích chỉ 500 m2 cho ao nuôi và khoảng 300 m2 cho hệ thống bể lọc tuần hoàn, không xả thải ra môi trường nên đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Sau 2,5-3 tháng nuôi, đợt 1 thu được 1,5 tấn tôm, nhưng thời điểm tôm mất giá lợi nhuận không cao; riêng đợt 2 thu trên 1,3 tấn, kích cỡ 45 con/kg, bán được giá cao 165 ngàn đồng/kg nên thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Mô hình này thích hợp cho cả hộ nuôi diện tích nhỏ.

4/ Ông Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau (giữa) tham quan mô hình tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại hộ anh Lê Hoàng Hợp (bìa phải), xã Khánh An, huyện U Minh.Ông Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau (giữa) tham quan mô hình tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại hộ anh Lê Hoàng Hợp (bìa phải), xã Khánh An, huyện U Minh.

Tháng 10/2023-4/2024 , anh Huỳnh Thái Nguyên, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước là chủ hộ thực hiện Dự án xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ tuần hoàn ít thay nước an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Anh Nguyên cho biết: Với sự hướng dẫn của các nhà khoa học, tôi thực hiện trên 4 ao nuôi, cùng hệ thống xử lý tuần hoàn không xả thải tái tạo dinh dưỡng, trên tổng diện tích 12.000 m2. Dự án kết thúc vào tháng 4 năm nay, tổng kết mô hình năng suất đạt 59 tấn/ha. Rút kinh nghiệm từ mô hình này, hiện nay tôi áp dụng thực hiện trên 14 ao nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, giúp bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Đặc biệt, mô hình này giúp tăng sản lượng lên 20%, chi phí đầu vào giảm khoảng 30% so với phương pháp nuôi truyền thống.

PGS. Tiến sĩ Lê Quốc Việt, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ biển, Trường Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Thời gian qua, nhà trường đã nghiên cứu mô hình nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài, đã và sắp thực hiện tổng cộng 4 dự án trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ứng dụng công nghệ này, tôm nuôi 2,5-3 tháng là thu hoạch, trong quá trình nuôi có bổ sung thêm bí đỏ cho tôm ăn, tạo màu đẹp tự nhiên cho tôm khi chế biến, giảm được hệ số thức ăn, giảm thiểu tác động môi trường, không cần bổ sung khoáng hay hoá chất và giúp giảm giá thành nuôi. Nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn sẽ là bước đi quan trọng cho ngành tôm Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng, giúp hạn chế rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm thiểu tác động đến môi trường.

5/ PGS. Tiến sĩ Lê Quốc Việt khảo sát mô hình nuôi tôm tại xã Khánh An, huyện U MinhPGS. Tiến sĩ Lê Quốc Việt khảo sát mô hình nuôi tôm tại xã Khánh An, huyện U Minh.

Những lợi ích thiết thực từ mô hình khởi nghiệp xanh cùng với việc thực hiện Quyết định số 687 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực vào cuộc, khuyến khích doanh nghiệp, tri thức và người dân cùng “hoà nhịp” vào xu hướng phát triển chung của cả nước.

Loan Phương

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

 

 

 

 

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.