ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:56:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Báo Cà Mau Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

"Đây là việc mà cả nước đang chung tay thực hiện và cũng sẽ là cách làm giàu bền vững, an toàn, hiệu quả cho người dân Cà Mau ở hiện tại và tương lai”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết.

Bài 1: Nông dân Cà Mau trồng lúa, nuôi tôm chuẩn quốc tế

Cà Mau hiện có 2.659,3 ha tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC, BAP.Cà Mau hiện có 2.659,3 ha tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC, BAP.

Nhắc đến chuyện nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế, nhiều hộ dân trực tiếp thực hiện các Dự án tôm công nghiệp, vùng lúa-tôm và tôm rừng đạt chứng nhận quốc tế ở Cà Mau, có lúc vẫn ngỡ là “giấc mơ”. Song, sự thật đang hiện hữu trên từng đồng ruộng, thửa vuông của người dân. Minh chứng là hiện nay toàn tỉnh có 2.659,3 ha tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC, BAP trên địa bàn 3 xã Trí Phải, Trí Lực và Biển Bạch Đông - huyện Thới Bình, kế hoạch năm 2025 sẽ chứng nhận đạt thêm 1.000 ha. Và trong tháng 11 vừa qua, có thêm 1.860 ha tôm - rừng (của 375 hộ dân) được tổ chức Bureau Veritas (BV) đánh giá và cấp chứng nhận ASC Group, nâng lên tổng số trên 22.000 ha tôm rừng thuộc huyện Năm Căn, Ngọc Hiển đạt các chứng nhận quốc tế doanh tiếng như: ASC, BAP, Seafood Watch.

Trở lại vùng lúa - tôm đạt chứng nhận quốc tế đầu tiên trên thế giới ở Cà Mau

Ngày 27/10/2022, lãnh đạo UBND và bà con Nhân dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình đón niềm vui lớn, đầy tự hào, khi được tổ chức chứng nhận quốc tế toàn cầu độc lập trong quản lý và giám sát hàng hoá (Control Union) trao Chứng nhận đạt chuẩn ASC Group cho 565 ha vùng chuyên canh lúa - tôm, với 252 hộ tham gia Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long”, giai đoạn 2021-2022 (gọi tắt là DFCD giai đoạn 1). Đây là diện tích tôm sú được nuôi trên đất lúa đạt chứng nhận ASC Group đầu tiên tại Việt Nam và đầu tiên của thế giới.

Nối tiếp thành công này, Công ty TNHH xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, UBND xã Trí Lực và các ngành có liên quan triển khai Dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024. Dự án được tổng kết vào ngày 28/8 vừa qua, nâng tổng diện tích tôm - lúa đạt chuẩn quốc tế trên địa bàn toàn xã hiện nay lên hơn 1.000 ha.

Ông Hà Minh Sữa, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực, phấn khởi: “Có thể nói đây là mô hình làm giàu an toàn, hiệu quả cho người dân hiện nay và vững bền trong tương lai. Với diện tích lúa - tôm toàn xã gần 3.000 ha, đến nay có hơn 1.000 ha đạt chuẩn quốc tế, chính quyền địa phương và tất cả bà con trên địa bàn xã Trí Lực tự hào lắm, bởi nó góp phần nâng cao thu nhập gấp 10 lần so thời điểm chuyên canh cây mía, lúa".

Ông Hà Minh Sữa, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực, phấn khởi với kết quả nhân rộng diện tích tôm chứng nhận quốc tế trên địa bàn xã với hơn 1.000 ha.Ông Hà Minh Sữa, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực, phấn khởi với kết quả nhân rộng diện tích tôm chứng nhận quốc tế trên địa bàn xã với hơn 1.000 ha.

Từ thành công này, Trí Lực đang tiếp tục đặt ra mục tiêu nhân rộng diện tích tôm chứng nhận quốc tế khoảng 500 ha/năm. Mô hình này đã mở cánh cửa tương lai tươi sáng cho bà con xã Trí Lực theo hướng: sản xuất xanh - sống xanh và xã đang tập trung xây dựng thêm mô hình du lịch xanh cho du khách trải nghiệm, để giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống bền vững hơn về sau.

Ông Nguyễn Văn Khiết, Ấp 8, xã Trí Lực, hộ được chọn làm điểm trình diễn của dự án, phấn khởi: “Còn hạnh phúc nào bằng khi nông dân thời nay đã trồng được lúa ngon, tôm sạch chuẩn quốc tế, phục vụ bữa ăn chất lượng, an toàn cho gia đình. Tự hào hơn khi nông sản chúng tôi làm ra đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắc khe, khó tính trên thương trường quốc tế, xuất khẩu đi được nhiều nước trên thế giới, từ đó giá trị nông sản nâng lên, thu nhập ổn định… Mô hình này đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế, an toàn sức khoẻ lâu dài cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái trong cộng đồng.

Liên kết “3 nhà” chặt chẽ, hiệu quả

“Việc đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát chất lượng của toàn chuỗi giá trị: từ con giống, thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản; đến quy trình sản xuất, chế biến… theo chương trình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân thực hiện mô hình trồng lúa - nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế trên địa bàn tỉnh được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế”, ông Phan Hoàng Vũ chia sẻ.

Theo đó, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tổ chức: SNV, MCD, IUCN, WWF và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong và ngoài tỉnh, như: Minh Phú, CAMIMEX, CASES hỗ trợ vùng nuôi, hộ dân thực hiện các loại hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng, tôm công nghiệp bền vững có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế; kết nối bao tiêu sản phẩm. Đến nay, đã có 1.030 hộ dân vùng tôm - lúa đạt các chứng nhận quốc tế, như: BAP, ASC và trên 500 hộ dân vùng tôm - rừng đạt chứng nhận chứng nhận quốc tế ASC Group, BAP, Seafood Watch. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho bà con có vốn đầu tư mô hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau (OCB, Kiên Long, BIDV...) hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay nuôi tôm. Thiết lập chuỗi tiếp cận vốn vay ngân hàng, theo đó liên kết với các doanh nghiệp đầu vào hỗ trợ lãi suất 100% cho hộ nuôi, cam kết đầu tư phần còn lại cùng người nuôi tôm, chiết khấu lại cho HTX (20%) lợi nhuận từ bán các sản phẩm thức ăn, thuốc và chế phẩm sinh học. Với sự hỗ trợ của Nhà nước như đã nêu trên đã đem lại lợi ích cho cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và của con tôm nói riêng.

Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Xã  hội tôm chứng nhận Minh Phú, cho biết: Tháng 5/2013, Minh Phú đã  bắt đầu thực hiện chứng nhận quốc tế tại vùng tôm - rừng xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển. Sau hơn 11 năm, đơn vị đang duy trì và mở rộng 12 vùng nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế ở Cà Mau và Kiên Giang. Đến nay, công ty đã phối hợp với bà con tỉnh nhà và các đơn vị thực hiện đạt và giữ vững 7 chứng nhận: ASC, BAP, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, Mangrove Shrimp và Seafood Watch. Không chỉ phối hợp với người dân, ngành chức năng tỉnh nhà thực hiện chứng nhận quốc tế vùng lúa -tôm, tôm - rừng, tôm công nghiệp, hiện công ty đang bắt tay với mô hình tôm quảng canh cải tiến chuyên tôm tại huyện Cái Nước và Phú Tân.

3/ Ông Võ Văn Được, ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, vui mừng với thành quả trên đồng đất tôm - lúa chứng nhận quốc tế BAP của gia đìnhÔng Võ Văn Được, ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, vui mừng với thành quả trên đồng đất tôm - lúa chứng nhận quốc tế BAP của gia đình.

Tháng 8 vừa qua, hay tin bà con xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình có mô hình tôm - lúa chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices). thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất của tổ chức GSA, tôi có chuyến thực tế để nắm bắt tình hình. Gặp anh Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng ấp Hữu Thời, anh cứ mải khoe với chúng tôi hiệu quả mô hình mang lại.

Anh kể: Dù hiện nay ấp chỉ có 40 hộ dân trong Dự án tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế BAP, nhưng 280 hộ dân còn lại sẵn sàng tâm lý và mong muốn được đăng ký thực hiện mô hình này.

Sau đó, anh Xuân dẫn chúng tôi đến thăm mô hình lúa -tôm chứng nhận BAP của hộ anh Phan Văn Hiểu, tình cờ ngay dịp gia đình anh Hiểu có tiệc mời anh em dòng họ và xóm giềng ăn mừng trúng tôm. Anh Hiểu phấn khởi khoe: Với 1,7 ha lúa tôm, từ thời chuyển dịch vụ lúa, vụ tôm đến giờ, nếu trúng cùng lắm thì cũng chỉ khoảng 100 triệu đồng/năm. Nay nhờ thực hiện tốt theo hướng dẫn của Công ty Minh Phú, chỉ 8 tháng đầu năm nay tôi đã thu được gần 150 triệu, riêng con nước đầu tháng 8 âm lịch, thu được 25 triệu đồng. Từ nay đến Tết, nguồn thu từ tôm càng, cua, lúa và tôm sú cầm chắc trên 50 triệu nữa, mùa Tết năm nay chắc sẽ linh đình hơn mọi năm”.

2/ Năm nay, anh Phan Văn Hiểu, ấp Hữu Thời trúng đậm tôm - lúa và cua.Năm nay, anh Phan Văn Hiểu, ấp Hữu Thời trúng đậm tôm - lúa và cua.

Anh Hiểu cười tươi, dở lợp một cua đặt dưới vuông mà dính tận 2-3 con đủ loại, như để minh chứng điều anh nói hoàn toàn có cơ sở.

Loan Phương

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

 

 

 

 

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

“Bình minh” ở xứ rừng

Băng qua những cánh rừng tràm bạt ngàn dọc theo tuyến T29, xã Nguyễn Phích, xuôi về thị trấn U Minh, qua miệt Sông Trẹm, thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh; càng đi sâu vào xóm, ấp, chúng tôi càng cảm nhận rõ sức sống mới tràn đầy và “bình minh” đã hiện hữu trên từng thửa ruộng, liếp tràm.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.