ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:56:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Khmer - Bài cuối: Vấn đề cấp thiết hiện nay

Báo Cà Mau (CMO) Bảo tồn văn hoá cho đồng bào các dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm được Ðảng và Nhà nước quan tâm. Bảo tồn văn hoá không chỉ góp phần chấn hưng, quảng bá, mà còn tạo nên nét đặc trưng riêng của từng dân tộc. Ðây là vấn đề vừa mang tính thường xuyên, vừa cấp thiết được đặt ra.

>> Bài 1: Mai một chữ viết

>> Bài 2: Văn hoá - nghệ thuật truyền thống trước nhiều thách thức

Cà Mau hiện có 7 ngôi chùa Khmer thuộc hệ phái Nam Tông, theo tập tục, vào những ngày lễ, bà con phật tử Khmer tập trung lại các chùa để làm lễ cầu phước, cúng tam bảo, nơi đây được xem là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi gắn liền với cuộc sống dân cư, là chỗ dựa tinh thần tín ngưỡng tôn giáo; nơi bảo tồn phát triển giá trị văn hoá truyền thống, đào tạo toàn diện về nhân cách đạo đức của đồng bào dân tộc Khmer.

Ða dạng loại hình văn hoá

Ðồng bào dân tộc Khmer có nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng, như dân ca, hò đối đáp, hát trữ tình, múa Xavikakeo,... Ðặc biệt, trong dân ca dân tộc Khmer có dân ca lao động, ca ngợi tinh thần lao động cần cù, hăng say trong sản xuất; dân ca sinh hoạt qua bài hát giao duyên; múa Lâm Thol; dân ca phục vụ trong đám cưới, đám tang, hay nghệ thuật nhạc trống lớn.

Hàng năm, có nhiều lễ hội định kỳ được diễn ra trong khuôn viên chùa, như lễ dâng áo cà sa (lễ dâng y Kathina), được tổ chức từ ngày 16/9-15/10 (âm lịch); lễ đặt cơm vắt (Phua Chum Bon) diễn ra trong vòng nửa tháng vào cuối tháng 8, hay lễ Phật đản (Bon Visaka Bochesa, được tổ chức vào Rằm tháng Tư (âm lịch). Ðây là lễ lớn trong đạo Phật, đã trở thành phong tục của đồng bào dân tộc Khmer.

Ngoài những lễ hội tôn giáo được người dân chú trọng, các lễ hội dân gian, Tết truyền thống... cũng được diễn ra trong chùa một cách sôi nổi, tiêu biểu là Chôl Chhnăm Thmây, lễ cúng Trăng (Ok Om Bok), lễ cúng ông bà (Sene Dolta), không chỉ có những tín đồ Phật giáo mà còn có sự tham gia của dân tộc Kinh, Hoa.

Y phục cổ truyền người Khmer Cà Mau còn thể hiện rõ trong ngày cưới. Cô dâu mặc chiếc Sàm pốt hôl màu đỏ thắm, khăn quàng trắng, chéo ngang người và đội mũ (pkái plác), đội loại mũ hình tháp nhiều tầng. Chú rể trong y phục cổ truyền xà rông (hội) và áo ngắn bỏ ngoài, màu đỏ, cổ đứng, xẻ tà mặt trước, quàng khăn trắng (kal xial), đeo theo con dao cưới (kầm pách) để bảo vệ cô dâu.

Y phục truyền thống người Khmer Cà Mau trong ngày cưới, gả. Ảnh: NHẬT MINH

Ðặc biệt, dân tộc Khmer còn giữ được khá rõ nét yếu tố văn hoá ẩm thực, có thể kể các loại mắm mà người Khmer thường làm, như mắm prahóc, mắm ompư, tôm tép, mắm poling làm bằng cá sặt, mắm pha ớt là mắm chua. Trong đó, loại mắm quốc hồn quốc tuý của người Khmer ở Cà Mau, đó là mắm prahóc.

Cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá

Hiện nay, có nhiều loại hình văn hoá gắn liền với người dân trong đời sống hàng ngày được phát huy và bảo tồn. Tuy nhiên, có những loại hình dễ bị du nhập và biến tướng như nghệ thuật dù kê, chữ Khmer... thì đang dần mai một.

Theo đó, tổ chức sưu tầm, ghi hình, ghi âm các tiết mục dù kê, đặc biệt phỏng vấn nghệ nhân viết tuồng dù kê, nghệ sĩ ca - diễn, nhạc công... gắn với biểu diễn phục vụ để vừa thị phạm truyền nghề, vừa góp phần phục dựng, giới thiệu, lan toả nghệ thuật dù kê trong đồng bào dân tộc Khmer.

Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng trong đồng bào dân tộc Khmer để vừa giữ gìn văn hoá nghệ thuật truyền thống, vừa phát huy nghệ thuật dù kê. Tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, thiết kế và trình diễn thời trang dân tộc Khmer..., đưa nội dung này vào trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Ðặc biệt, đưa nội dung nghệ thuật dù kê vào Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer của tỉnh; tích cực tham gia liên hoan nghệ thuật dù kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước; tạo điều kiện cho lực lượng chuyên và không chuyên được đi thực tế, trao đổi kinh nghiệm với các đoàn nghệ thuật Khmer của khu vực ÐBSCL.

Khâu tuyển diễn viên cho sân khấu dù kê cũng đang được quan tâm. Giải pháp hiện nay là tập trung dàn dựng các vở dù kê cho Ðoàn Nghệ thuật Khmer đi trình diễn, giới thiệu, qua đó tuyển chọn những diễn viên năng khiếu để đào tạo theo kế hoạch của tỉnh. Ðồng thời, phối hợp với Trường Ðại học Trà Vinh mở lớp trung cấp về sân khấu dù kê để nhân viên, diễn viên Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau, diễn viên các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng và học sinh có nguyện vọng tham gia. Bên cạnh đó, tuyển chọn các em có năng khiếu để tiếp tục huấn luyện, đào tạo chuyên sâu, tạo ra lớp trẻ kế thừa.

Còn về chữ viết, ông Hùng nhấn mạnh: “Cần tiếp tục đẩy mạnh việc đưa chương trình dạy song ngữ (tiếng Việt - tiếng Khmer) vào tất cả các trường nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống một cách phù hợp, hiệu quả. Các ban, ngành liên quan cần phối hợp với ngành giáo dục sớm đề ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer.

Theo đó, cần tập trung khảo sát tình hình đội ngũ giảng dạy để có kế hoạch tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho các vị sư sãi trong chùa và những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa công tác dạy chữ Khmer; cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học; thường xuyên kiểm tra, giám sát để việc giảng dạy được thực hiện ngày một tốt hơn... Ngoài ra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong đồng bào Khmer, giúp bà con thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tiếng, học chữ dân tộc, từ đó có ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.