ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:23:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bí thư giỏi vận động

Báo Cà Mau Gương mẫu, năng động, nhiệt tình trong công việc xã hội, khéo léo trong công tác vận động quần chúng Nhân dân, là nhận xét của mọi người về ông Trương Ngọc Do, Bí thư Chi bộ ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi.

Gương mẫu, năng động, nhiệt tình trong công việc xã hội, khéo léo trong công tác vận động quần chúng Nhân dân, là nhận xét của mọi người về ông Trương Ngọc Do, Bí thư Chi bộ ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi.

Ông Trương Ngọc Do luôn trăn trở, suy nghĩ cách giúp người dân trong ấp có đời sống vật chất, tinh thần khá lên. Sau khi phân tích điều kiện kinh tế, xã hội của ấp, ông xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rồi họp chi bộ bàn thống nhất mục tiêu, giải pháp, xác định những vấn đề trước mắt và lâu dài.

Ông Trương Ngọc Do, Bí thư Chi bộ ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Đông đang chăm sóc vườn rau của gia đình.

Tại các buổi họp dân, ông luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, gợi mở những vấn đề cốt lõi để đảng viên cũng như quần chúng Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình. Bản thân ông cũng phối hợp cùng đảng viên, các ngành, đoàn thể ấp, mặt trận “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động Nhân dân hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động.

Trước đây, điều kiện đi lại của người dân trên địa bàn ấp gặp nhiều khó khăn, thấy vậy ông tuyên truyền vận động người dân cùng nhau bỏ vốn ra xây dựng lộ giao thông chiều ngang 1 m. Ông Do tính toán, Nhà nước còn nhiều khó khăn trong đầu tư vốn xây dựng lộ theo chuẩn nông thôn mới. Ðịa phương vận động trước vốn trong dân xây dựng lộ ngang 1 m, khi có vốn Nhà nước đầu tư thì chỉ cần mở rộng, và lộ sẽ đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau khi được phát động hầu hết người dân đều đồng tình và hưởng ứng rất nhiệt tình, từ đó công trình lộ từ Trạm Y tế xã Tạ An Khương Ðông đến cống Thầy Ký dài gần 4.000 m, nguồn vốn trên 500 triệu đồng đã được khởi công cuối năm 2014, và đến nay hoàn thành gần 3.000 m. Ðối với những hộ dân không có lao động thì ông vận động cán bộ dân chánh ấp, đoàn viên thanh niên giúp đỡ, những hộ không có vốn thì ông vận động những hộ khá giàu cho mượn hoặc hỗ trợ. Ðã có trên 10 triệu đồng được giúp đỡ không hoàn lại và trên 100 ngày công lao động được thực hiện.

Ông Phương Văn Nê, ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Ðông, cho biết: “Trước đây điều kiện đi lại của người dân hết sức khó khăn, nhưng được sự vận động của Bí thư Chi bộ ấp Trương Ngọc Do, người dân đã cùng nhau hùn vốn xây dựng lộ bê-tông, từ đó mà con lộ được hình thành tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn trước và ai cũng phấn khởi”.

Ông Do còn là điển hình về phát triển kinh tế hộ gia đình, được Nhân dân học tập theo. Thực hiện phương châm “lấy ngắn, nuôi dài”, trên diện tích 2,4 ha đất sản xuất ông dành 2.000 m2 đất để lập vườn trồng hoa màu, cây ăn trái, nuôi các loại cá nước ngọt, chăn nuôi thêm gà, vịt, diện tích đất còn lại ông nuôi tôm kết hợp nuôi cua; mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình còn lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn xây dựng chuồng nuôi cá sấu, mỗi đợt xuất bán thu lãi vài chục triệu đồng. Kinh tế gia đình phát triển, ông có điều kiện để giúp đỡ nhiều hộ nghèo. 2 hộ nghèo được ông giúp đỡ đến nay đã có cuộc sống ổn định và sẽ thoát nghèo trong thời gian tới.

Ðến nay, ấp Tân Thới đã đạt từ 70-80% các tiêu chí nông thôn mới, và Tân Thới đang phấn đấu đến năm 2016 sẽ đạt chuẩn ấp văn hoá. “Ông Do là bí thư chi bộ gương mẫu và rất có trách nhiệm. Kết quả những cuộc vận động người dân tham gia vào các phong trào của địa phương, nhất là việc huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thì công sức của ông không phải là nhỏ”, ông Hà Thanh Vũ, Phó Bí thư xã Tạ An Khương Ðông, khẳng định./.

Bài và ảnh: Thành Quốc

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.