(CMO) Hàng năm, vào khoảng tháng 9 âm lịch là tàu thuyền khai thác cá cơm trên vùng biển Tây Nam lại hoạt động nhộn nhịp hẳn lên.
Các cửa biển tấp nập đón những chuyến tàu chở đầy ắp cá cơm vào đất liền. Trong đó, cửa biển Sông Đốc được xem là sầm uất bậc nhất vùng ĐBSCL với hàng ngàn phương tiện khai thác ra vào. Vào mùa, các cơ sở thu mua và chế biến cá cơm tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương./.
Cá cơm sau khi khai thác được các tàu thu mua vận chuyển vào đất liền để cung cấp cho các cơ sở chế biến. |
Cá cơm được luộc trước khi đem ra sân phơi. |
Cá cơm vừa luộc trong vòng 2 phút sẽ được chở ra sân phơi. |
Để khô cá cơm đạt tiêu chuẩn, công đoạn phơi bao gồm việc dàn cá, trở cá, gom cá. Người phơi cá đa phần là chị em phụ nữ và phải làm việc liên tục dưới trời nắng để canh cho cá khô đều. |
Nếu nắng tốt, cá cơm được phơi khô từ 2-3 tiếng, sau đó sẽ vận chuyển đưa vào phân loại và đóng gói. Trung bình 3,5 tấn cá tươi sau khi phơi sẽ được 1 tấn cá khô, bán với giá từ 40-60 ngàn đồng/kg tuỳ loại. |
Cá cơm được phân loại, chọn lọc trước khi đóng gói. |
Thị trường cá cơm xuất khẩu được mở rộng, nhiều nhất vẫn là Hàn Quốc, Trung Quốc. (Trong ảnh: Đóng gói sản phẩm). |
Trịnh Thảo