ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 00:37:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau nỗ lực khắc phục “thẻ vàng” | Bài cuối: Cơ hội cho sự phát triển

Báo Cà Mau (CMO) Việc Việt Nam bị EC cảnh báo thẻ vàng đã tác động lớn đến hoạt động khai thác, xuất khẩu hải sản cũng như đời sống kinh tế của ngư dân. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản phát triển theo hướng hiện đại hơn khi được đầu tư, khai thác theo hướng bền vững và hội nhập.

Ngành chức năng tiếp tục rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có bến nhà, bãi ngang đủ điều kiện công bố mở cảng cá và đề nghị cấp thẩm quyền công bố, chỉ định.

Hệ luỵ trước mắt

Hệ luỵ trước mắt của thẻ vàng đã thể hiện rõ khi mà giá trị xuất khẩu của mặt hàng đánh bắt hải sản giảm, nếu bị áp dụng thẻ đỏ, lệnh cấm thương mại sẽ được áp dụng hoàn toàn đối với các sản phẩm thuỷ sản khai thác. Ðiều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể xuất khẩu được hải sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì năm 2022, ước tính xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt trên 1,4 tỷ USD, trong đó hải sản khoảng 420 triệu USD. Vậy, nếu như thẻ vàng không được gỡ bỏ hoặc trong tình huống tệ hơn Việt Nam bị EC áp dụng thẻ đỏ, hải sản của Việt Nam không được xuất khẩu vào EU, kéo theo sự kiểm soát chặt chẽ hơn của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật... thì hàng trăm triệu đô xuất khẩu hải sản sẽ bị thiệt hại trong năm bị áp dụng thẻ đó. Ðiều này ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Cà Mau. Ngư dân cũng đối diện với tình trạng khai thác được sản lượng nhưng không có thị trường tiêu thụ. Một khi EU cấm hải sản của Việt Nam thì các thị trường lớn khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bà Lê Cẩm Tú, Khóm 5, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, nói: “Các mặt hàng mà cơ sở khai thác, thu mua đa phần là phục vụ xuất khẩu nên chúng tôi cũng rất muốn Việt Nam sớm khắc phục được thẻ vàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn”.

Việc sớm khắc phục thẻ vàng được các ngành và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ cảnh báo thẻ vàng của Uỷ ban châu Âu. Ngành chức năng cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bến, cập bến của tàu cá, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Ðặc biệt trong đó là tuyên truyền, triển khai Luật Thuỷ sản.

Luật Thuỷ sản 2017 có nhiều điểm mới, phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta bị EC cảnh báo thẻ vàng. Nội dung luật quy định cụ thể về những hành vi được coi là khai thác thuỷ sản bất hợp pháp.

Việc tuân thủ Luật Thuỷ sản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện của EC về chống khai thác IUU cũng là một trong những tiền đề quan trọng giúp chúng ta hiện đại hoá nghề khai thác phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ hội lâu dài

Có thể nói, việc Uỷ ban châu Âu (EC) đưa ra cảnh báo thẻ vàng với các khuyến nghị Việt Nam khắc phục về đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU) đối với ngành khai thác hải sản Việt Nam đã tác động, làm thay đổi cách nhìn của các cấp, ngành, chính quyền các địa phương cả nước về khai thác hải sản.

Mặc dù Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng đã gây nhiều khó khăn về các mặt của hoạt động khai thác, xuất khẩu thuỷ hải sản… nhưng đây cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản được quản lý chặt chẽ hơn, theo hướng hiện đại hơn. Ðiển hình một số nước trong khu vực cũng đã từng bị “rút thẻ vàng” và khi họ khắc phục thành công thì nghề khải thác hải sản của họ cũng bắt đầu phát triển vược bậc theo hướng công nghệp, hiện đại.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Mặc dù thẻ vàng của EC đã tác động rất lớn đến ngành khai thác thuỷ sản, nhưng việc này cũng đã tác động tích cực đến ý thức chấp hành các quy định về khai thác thuỷ sản của phần lớn ngư dân. Ðồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng tiếp cận được phương thức quản lý thuỷ sản hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ sản bền vững và hội nhập quốc tế. Từ một nghề cá nhỏ lẻ, theo hướng tiếp cận mở, các cơ quan quản lý của tỉnh đang dần quản lý theo hướng có kiểm soát đầu vào, đầu ra và quản lý dựa trên tiếp cận với hệ sinh thái. Có thể nói đây là xu thế tất yếu trong phát triển và cũng là thách thức, cơ hội cho nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm trong thời gian tới”.

Khắc phục thẻ vàng không phải là đối phó với EC, mà còn là cơ hội để nghề khai thác được đầu tư, quản lý và phát triển hiện đại, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Cà Mau quyết tâm khắc phục thành công thẻ vàng và đưa nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn.

Khắc phục thẻ vàng không phải là đối phó với EC, mà còn là cơ hội để nghề khai thác được đầu tư, quản lý và phát triển hiện đại, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

 

Nhiều giải pháp đã và đang được ngành chức năng đưa ra, triển khai quyết liệt. Công tác thông tin, tuyên truyền về chống khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức của người dân góp phần gỡ thẻ vàng của EC được tăng cường; trong đó đặc biệt chú ý đến tuyên truyền quy định về tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định và ghi, nộp nhật ký khai thác, chuyển tải, lồng ghép hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi nhật ký khai thác, chuyển tải theo đúng quy định. Giao trách nhiệm cấp xã là lực lượng chính trong quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân, có kế hoạch theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng, nắm chắc địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tiếp tục rà soát, thống kê đội tàu cá của địa phương, nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định; thực hiện đúng hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản; phấn đấu hoàn thành việc cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, đăng ký, đăng kiểm đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời thực hiện việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thuỷ sản bốc dỡ qua cảng đúng theo quy định.

Ông Phan Hoàng Vũ cho biết: “Ngành chức năng tiếp tục rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có bến nhà, bãi ngang đủ điều kiện công bố mở cảng cá và đề nghị cấp thẩm quyền công bố, chỉ định. Tăng cường mở các đợt cao điểm, có sự phối hợp, tham gia tích cực liên ngành, liên tỉnh trong công tác tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm các quy định về khai thác IUU. Hiện tại tỉnh Cà Mau đã ký kết phối hợp tuần tra chung các lực lượng tỉnh Cà Mau - Kiên Giang (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân - Hải đoàn Biên phòng 28 - Chi cục Kiểm ngư Vùng 5...) nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các vùng biển”.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng tham mưu mở chuyên án về IUU nhằm đảm bảo điều kiện, cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu trong điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm, nhất là đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tăng cường điều tra, xác minh, xử lý các hành vi vi phạm. Xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cho đến nay, Cà Mau đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động này. Kết quả chống khai thác IUU của tỉnh Cà Mau đến ngày 30/9/2022 cho thấy công tác quản lý tàu cá được thực hiện đúng theo quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thuỷ sản và tiêu chí đặc thù của địa phương về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá. Ðã kiểm soát 11.560 lượt tàu cá cập, rời cảng; sản lượng thuỷ sản qua cảng 28.625 tấn; thu 5.625 nhật ký; cấp 204 biên nhận cho 3.000 tấn thuỷ sản. Tại 2 cảng cá chỉ định (Sông Ðốc và Rạch Gốc) đã tiến hành kiểm tra 100% tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định với 11.560 lượt tàu; lập biên bản nhắc nhở 175 tàu cá và yêu cầu chủ tàu cam kết khai thác thuỷ sản theo đúng quy định của pháp luật.

“Hoạt động chống khai thác IUU của tỉnh Cà Mau đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về công tác truyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm”, ông Phan Hoàng Vũ đánh giá.

Với quyết tâm khắc phục thành công thẻ vàng, Cà Mau cũng đang đứng trước một cơ hội lớn khi đưa ngành khai thác hải sản vào khuôn khổ, quản lý chặt chẽ, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, qua đó tiếp tục đầu tư hoàn thiện cho nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển. Một lần nữa dẫn lại lời Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ: “Từ một nghề cá nhỏ lẻ, theo hướng tiếp cận mở, các cơ quan quản lý của tỉnh đang dần quản lý theo hướng có kiểm soát đầu vào, đầu ra và quản lý dựa trên tiếp cận với hệ sinh thái. Có thể nói đây là xu thế tất yếu trong phát triển và cũng là thách thức, cơ hội cho một nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm trong thời gian tới”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.