ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 29-5-25 04:36:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Để HTX phát triển mạnh thì cấp uỷ, chính quyền phải thật sự quyết liệt

Báo Cà Mau “Để phát triển mạnh kinh tế tập thể thì bóng dáng của cấp uỷ, chính quyền phải thật sự rõ ràng trong hợp tác xã”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh chỉ đạo trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ngọc Hiển liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp, sáng ngày 27/5.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với huyện Ngọc Hiển.

Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, hiện nay diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản của huyện là 26.950 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh khoảng 383 ha với 137 hộ; nuôi tôm quảng canh cải tiến 18.018 ha; nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận là 16.237 ha và nuôi ven biển (nuôi nghêu) 28 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay đạt 19.282 tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Đối với ngành hàng cua, đối tượng nuôi chủ lực thứ hai tại huyện, hiện nay chủ yếu được người dân nuôi theo mô hình tôm - cua kết hợp dưới tán rừng ngập mặn, theo định hướng nuôi trồng thuỷ sản sinh thái. Diện tích nuôi cua kết hợp dưới tán rừng đạt khoảng 57.751 ha, sản lượng hàng năm khoảng 3.000 tấn, năng suất trung bình 80-100kg/ha mặt nước/năm.

Riêng lĩnh vực kinh tế tập thể, đến nay toàn huyện có 41 hợp tác xã (HTX) trên lĩnh vực nông nghiệp với 1.518 thành viên, tuy nhiên có 12 HTX tạm ngưng hoạt động; có 114 tổ hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp với 1.571 thành viên.

Trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất tôm sinh thái, gồm: Công ty Cổ phần xã hội chuỗi tôm - rừng Minh Phú, Công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản Camimex Cà Mau và Công ty Xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprimexco Năm Căn; đã xây dựng trạm thu mua tôm sinh thái tại xã Viên An Đông. Tuy nhiên, phần lớn vẫn do thương lái thu mua.  

Các thành viên đoàn kiểm tra làm việc với huyện sau khi kiểm tra thực tế.

Theo ông Đặng Minh Khởi, Phó chủ tịch UBND huyện, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì việc phát triển sản xuất trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp của huyện đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Đó là, tình trạng triều cường dâng cao, sạt lở đất và ô nhiễm môi trường,… gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và hoạt động nuôi trồng thủy sản. Việc liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp trong chuỗi tôm sinh thái có triển khai, nhưng chưa đảm bảo hài hòa về lợi ích; giá thu mua tôm sinh thái hiện tại vẫn thấp so với thị trường, chưa phản ánh đầy đủ giá trị gia tăng của sản phẩm, khiến người dân chưa thực sự hưởng lợi tương xứng. Công tác kiểm soát chất lượng và dịch bệnh trên tôm, cua giống còn khó khăn;…

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, phát biểu tại buổi làm việc.

Kết thúc buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, đối với tôm siêu thâm canh, phải phát triển theo quy trình RAS-IMTA (tuần hoàn ít thay nước, không xả thải) để bảo vệ môi trường, đồng thời phải tổ chức sản xuất theo hướng liên kết từ đầu vào đến đầu ra để tạo sự ổn định của loại hình này.

Đối với tôm quảng canh cải tiến, trong đó tập trung hình thức quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, phải áp dụng khoa học kỹ thuật đúng thực chất, nhất là đối với 80.000 ha theo kế hoạch của năm 2025.

“Riêng về kinh tế tập thể, để phát triển mạnh thì bóng dáng cấp uỷ, chính quyền phải thật sự rõ ràng trong HTX. Chủ động trong tất cả các nhiệm vụ, việc gì thuộc thẩm quyền thì phải nỗ lực thực hiện trong quá trình chờ hướng dẫn. Cấp huyện phải theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các xã trong xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp và áp dụng công nghệ. Riêng đối với hoạt động của HTX, doanh nghiệp và chính quyền cấp xã dù đã có bước tiến bộ nhưng chưa đạt yêu cầu. Do đó, phải tiến hành củng cố và phát triển HTX thông qua sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền”, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Trước đó, Đoàn kiểm tra do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra thực tế tại một số mô hình trên địa bàn huyện. Ảnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử (bìa trái) trao đổi trực tiếp với người dân xã Viên An Đông về tình hình sản xuất tôm, cua.

Trước đó, đoàn đã đến kiểm tra thực tế tại một số mô hình mà các hộ dân có liên kết với Công ty Cổ phần xã hội chuỗi tôm - rừng Minh Phú thực hiện, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Cụ thể, đoàn khảo sát tại hộ ông Bùi Văn Sĩ, ấp Tắc Biển, xã Viên An Đông, hộ tham gia mô hình nuôi tôm đạt chứng nhận tôm sinh thái. Theo ông Sĩ chia sẻ, khi tham gia mô hình, hiệu quả sản xuất tăng lên gấp 4-5 lần so với trước. Tuy nhiên, sau khi không còn hỗ trợ thì nhiều hộ dân không thể duy trì. Do đó, để tiếp tục phát triển, người dân cần được cơ quan chức năng thường xuyên tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ bà con trong tiếp cận nguồn vốn.

Sau 2 chuyến kiểm tra do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử làm trưởng đoàn (ngày 26/5 đã kiểm tra tại 2 huyện Thới Bình và U Minh), để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, tạo đột phá tăng trưởng trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp, từ nay đến ngày 30/5, UBND giao cho các sở ngành tiếp tục làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra tại các huyện còn lại và TP Cà Mau; giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo, trong đó lưu ý những vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất giải pháp giải quyết./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau những biến động do đại dịch và các yếu tố quốc tế tác động, chính sách duy trì mặt bằng lãi suất thấp đã trở thành công cụ quan trọng để kích thích tăng trưởng tín dụng. Ðặc biệt trong năm 2025, khi nền kinh tế cần thêm động lực để phát triển, việc duy trì lãi suất thấp là một chiến lược phù hợp, không chỉ giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tái cấu trúc tín dụng nông thôn

Tái cấu trúc tín dụng nông thôn không chỉ là câu chuyện điều chỉnh dòng vốn, mà là hành trình “cắm rễ” lại cách làm tín dụng từ gốc, nơi người nông dân từng lặng lẽ xoay xở trong việc thiếu vốn, thiếu niềm tin. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, dòng vốn mới đang len lỏi về với người dân vùng sâu, đồng hành trợ lực và tiếp sức niềm tin cho những người muốn vươn lên.

Tạo đột phá vì sự phát triển bền vững

Tỉnh Cà Mau quyết tâm tạo đột phá thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của tỉnh.

Tập huấn cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái

Thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 02/10/2024 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, sáng 22/5, Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm đào tạo logistics và thương mại điện tử Trà Vinh (Trường Đại học Trà Vinh) tổ chức Hội nghị “Hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin nâng cao năng lực dán nhãn sinh thái” trên địa bàn TP Cà Mau.

Ðẩy mạnh thu hút đầu tư vào kinh tế biển

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau không chỉ mang trong mình vị trí địa lý đặc biệt mà còn sở hữu tiềm năng vượt trội trong phát triển kinh tế biển. Những năm gần đây, với định hướng đúng đắn từ lãnh đạo tỉnh và quyết tâm thu hút đầu tư bền vững, Cà Mau đang từng bước chuyển mình trở thành điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Đó là nội dung quan trọng được truyền tải và nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử năm 2025 được Sở Công thương tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tổ chức vào sáng nay (20/5).

Tỷ phú nông dân

Là nông dân chính gốc, anh Ðỗ Huy Mân, ấp Cái Giếng, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Anh là một trong những nông dân ở huyện tiên phong thực hiện mô hình tôm siêu thâm canh, nuôi cua hộp nhựa, mang lại thu nhập cao.

Cà Mau tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Singapore

Ngày 15/5, ngày cuối trong Chương trình làm việc tại Singapore (từ 13-15/5), Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức Hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư.

Trồng chuối lấy lá thu nhập khá

Lá chuối được dùng phổ biến để gói bánh, chả, nem... hay đóng gói thực phẩm thay túi ni lông tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch. Nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn 2 năm nay, nhiều người dân ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời gắn bó với nghề trồng chuối bán lá, mang lại thu nhập ổn định.

Cà Mau mời gọi đầu tư hạ tầng công nghiệp và xuất khẩu năng lượng tại Singapore

Ngày 14/5, ngày thứ hai trong chương trình làm việc tại Singapore, Đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi làm trưởng đoàn có buổi gặp và làm việc với Tập đoàn Sembcorp và Cơ quan quản lý năng lượng Singapore (EMA).