ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-3-25 22:20:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện thu nhập từ nghề đan lục bình

Báo Cà Mau Là xã vùng ven của TP Cà Mau, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nên thời gian nhàn rỗi của hội viên phụ nữ xã khá nhiều. Ðể giúp chị em giải quyết thời gian nhàn rỗi, có thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình liên kết hỗ trợ chị em thực hiện mô hình đan lục bình gia công.

Bà Hứa Thị Bào, Tổ trưởng Tổ đan lục bình ấp Xóm Lẫm, cho biết: Ở nông thôn, ngoài việc nuôi tôm, chăm lo cho chồng con thì chị em còn thời gian nhàn rỗi khá nhiều. Với nghề đan lục bình, mỗi ngày sau nấu cơm, lau dọn nhà cửa xong chị em có thể tranh thủ đan được vài sản phẩm, tính ra, mỗi tháng các chị kiếm thêm thu nhập từ 1-2 triệu đồng để trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Bản thân bà Bào cùng người con dâu trong gia đình cũng tham gia nghề đan lục bình được gần 3 tháng. Theo chia sẻ của bà, lúc đầu, nhân viên của đại lý sẽ đến hướng dẫn kỹ thuật đan, sau đó đưa mẫu, nguyên liệu dây lục bình và khung sườn cần hoàn thiện để chị em trong tổ thực hiện. Mỗi khi có mẫu mới thì nhân viên đại lý sẽ hướng dẫn chị em làm theo. Bình quân mỗi tháng, gia đình bà Bào đan sản phẩm lục bình gia công thu nhập khoảng 3 triệu đồng.

Thành viên trong tổ nhận nguyên liệu lục bình để đan gia công; Thành viên trong tổ tập trung đan lục bình vừa trao đổi, gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong công việc và giáo dục con cháu trong gia đình.

Thành viên trong tổ nhận nguyên liệu lục bình để đan gia công; Thành viên trong tổ tập trung đan lục bình vừa trao đổi, gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong công việc và giáo dục con cháu trong gia đình.

Chị Tô Thị Ngân, ấp Xóm Lẫm, là 1 trong số 14 thành viên của Tổ đan lục bình, xã Ðịnh Bình, cho biết, công việc đan lục bình gia công không khó, chỉ cần chịu khó học hỏi trong vài ngày là làm được. Nguyên liệu, khung sườn hay mẫu mới đều có nhân viên đại lý hướng dẫn, cung cấp. Mình không lo lắng về đầu ra. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Bình quân mỗi tháng chị Ngân đan được khoảng 30 sản phẩm sọt, gương, khay... thu nhập hơn 1,5 triệu đồng. Với chị, số tiền này tuy không quá nhiều nhưng có ý nghĩa vì đồng tiền tạo ra từ công sức lao động. Ít nhiều cũng đóng được tiền điện, nước sinh hoạt hằng tháng.

Bình quân mỗi tháng Tổ đan lục bình của phụ nữ xã Ðịnh Bình sẽ gia công và bàn giao khoảng 100 bộ sản phẩm cho đại lý. Với mỗi bộ sản phẩm đan hoàn thiện, các chị sẽ được đại lý trả công từ 100-370 ngàn đồng. Tính ra, mỗi chị có thu nhập dao động từ hơn 1 triệu đến khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Tuy tiền công không quá lớn nhưng phần nào giúp chị em có thêm khoản thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình, đồng thời giúp các chị được thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong công việc và giáo dục con cháu trong gia đình.

Sản phẩm lục bình gia công hoàn thành, sẽ được nhân viên đại lý đến nhận.

Sản phẩm lục bình gia công hoàn thành, sẽ được nhân viên đại lý đến nhận.

Bà Nguyễn Ngọc Ngân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình, cho biết:  "Ðể giúp chị em hội viên có việc làm tăng thêm thu nhập, trước mắt, Hội vẫn duy trì hoạt động của tổ đan lục bình sẵn có. Về lâu dài Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên ở ấp Cây Trâm, Cây Trâm A... thành lập thêm một số tổ đan lục bình gia công hoặc các mô hình tạo sinh kế phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, khả năng và trình độ của chị em"./.

 

Mỹ Lệ

 

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.