ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 16:42:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Hoạt động tập huấn phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai. Theo đó, sẽ tiến đến chuyển giao cho các địa phương tiếp nhận và đưa vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất cho sản phẩm tôm sú Cà Mau.

Nằm trong khuôn khổ Dự án Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý Cà Mau cho sản phẩm tôm sú (được Bộ KH&CN phê duyệt theo Quyết định số 665/QÐ-BKHCN ngày 13/3/2020, thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020), đến nay dự án đã hoàn thiện và đưa vào khai thác chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm của tỉnh.

Phó giám đốc Sở KH&CN Thái Trường Giang cho biết: “Mục tiêu bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm sú tự nhiên của tỉnh là thật sự cần thiết, tạo cơ sở cho sản xuất bền vững, bảo vệ danh tiếng, giá trị sản phẩm tôm sú trên thị trường. Bên cạnh đó, thúc đẩy quá trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi, bảo quản và chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm sú Cà Mau, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, là cơ sở để đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho tôm sú Cà Mau”.

Khi sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm tôm sú Cà Mau, góp phần nâng giá trị con tôm của tỉnh trong thời gian tới.

Tham gia buổi tập huấn và hội thảo trên, ông Nguyễn Hoàng Ân, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát (ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước), cho biết: “Ðến thời điểm này, HTX đã đăng ký nhãn hiệu, logo được 6 sản phẩm tôm, cua và cá các loại. Ðặc biệt, hiện nay danh tiếng tôm sú, cua được cả nước biết đến và tin dùng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX kinh doanh các sản phẩm trên”.

Các đại biểu dự hội thảo được nghe đơn vị chủ trì dự án báo cáo kết quả thực hiện một số nội dung của dự án; đại biểu các sở, ngành tỉnh, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và các HTX nuôi trồng thuỷ sản phát biểu ý kiến với điều kiện nuôi, vùng bản đồ địa lý, chất lượng tôm sú Cà Mau… Ðặc biệt, hội thảo tập trung đóng góp và lựa chọn logo - biểu tượng cho chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Ba, nhân viên Trung tâm Phát triển nông thôn, là cơ quan chủ trì thực hiện dự án, diễn giải các khái niệm về nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, cách sử dụng cũng như việc phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu cho sản phẩm, nhất là logo chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau cho các ngành, các cấp địa phương nắm, triển khai thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Ba cho rằng: “Các địa phương cấp huyện nên xây dựng logo, nhãn hiệu cho từng sản phẩm của riêng mình. Nhưng phải tinh tế, đơn giản và nhìn vào phải có ấn tượng hơn. Theo đó, chúng ta nên hiểu rằng, không phải hôm nay đã đăng ký nhãn hiệu rồi là mong sản phẩm hàng hoá sẽ có giá tăng ngay sau đó, mà đòi hỏi phải có nhiều yếu tố của sản phẩm và cần có thời gian dài”.

Nhiều địa phương đã nhận thấy chỉ dẫn địa lý sản phẩm tôm sú Cà Mau được triển khai sẽ là nền tảng, là công cụ hữu hiệu, không những trong việc chống hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng, mà nó còn mang lại giá trị to lớn hơn về thương hiệu của con tôm sú Cà Mau trên thị trường quốc tế thời hội nhập.

 Phó trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện U Minh Trần Tấn Tài kiến nghị: “Hiện nay, chưa thấy chứng nhận nào của con tôm sú huyện U Minh về chất lượng so với các huyện khác. Chỉ dẫn địa lý sản phẩm tôm sú Cà Mau là dùng chung cho tôm Cà Mau, nhưng trong bản đồ chỉ dẫn của dự án lại không có tôm sú của huyện U Minh. Trong khi đó, huyện U Minh hiện có 23.000 ha nuôi tôm sú”.

Theo đó, nhiều ý kiến từ hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện báo cáo cơ sở khoa học, bản mô tả, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm tôm sú Cà Mau được Ban Chủ nhiệm dự án, Trung tâm Phát triển nông thôn tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện sớm nhất để đưa vào sử dụng. Ðồng thời, hội thảo cũng đã thông qua Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà Mau đối với sản phẩm tôm sú, do UBND tỉnh Cà Mau ban hành./.

 

Hoàng Diệu

 

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Phố biển vào xuân

Về thị trấn Cái Ðôi Vàm những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn biển khi được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Ðây là thành quả sự chung sức chung lòng qua 8 năm phấn đấu. Với thế mạnh về kinh tế gắn biển, hướng biển, địa phương đang dồn sức khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá phát triển trong tương lai”.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.