ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 13-5-25 02:52:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Báo Cà Mau Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Điều kiện tự nhiên đã tạo cho mặt hàng lúa gạo của tỉnh nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trong đó đặc biệt là phân khúc chất lượng cao, sạch, sản phẩm hữu cơ...  Trong số hơn 75.000 ha đất sản xuất lúa của tỉnh hiện tại có khoảng 35.000 ha canh tác 2 vụ, hơn 37.000 ha sản xuất theo mô hình lúa - tôm, còn lại là lúa mùa khoảng 3.000 ha.

Thời gian qua, dù năng suất chưa thật sự cao, bình quân đạt 5 tấn/ha, nhưng lúa gạo Cà Mau được các cơ quan chức năng, đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi chất lượng cao. Ðặc biệt là dòng sản phẩm lúa gạo sản xuất theo mô hình lúa - tôm. Trong giai đoạn 2020-2024, toàn tỉnh có 730 ha lúa - tôm hữu cơ đạt tiêu chuẩn Organic (USDA, EU, JAS) và các tiêu chuẩn Việt Nam khác.

Với các mô hình sản xuất lúa an toàn, lúa hữu cơ, lúa sinh thái, lúa - tôm, lúa - cá, lúa - màu... (vùng lúa chất lượng cao 25.000 ha, vùng lúa thơm đặc sản 10.000 ha và vùng lúa chế biến 5.000 ha đã được tỉnh xây dựng thời gian qua) dư địa để phát triển sản xuất lúa chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế hiện nay là rất lớn. Ðây là nền tảng để ngành lúa gạo tỉnh đặt ra mục tiêu trong năm 2025 có trên 60% trong tổng số 81.500 ha diện tích canh tác lúa ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến; giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 25% trở lên; giảm phát thải khí nhà kính 10%. Theo đó, sẽ có khoảng 350.000 tấn lúa, tương đương 200.000 tấn gạo tiêu thụ ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Trong đó, loại gạo trắng phẩm chất cao 70%, tương đương 140.000 tấn; gạo thơm, đặc sản chiếm 25% (50.000 tấn); gạo phục vụ chế biến 5% (10.000 tấn). Thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh khoảng 1.180 ha.

Hiện nay, người dân canh tác nhóm lúa chất lượng cao chiếm khoảng 60-65% diện tích. (Ảnh chụp ngày 20/2/2024).

Hiện nay, người dân canh tác nhóm lúa chất lượng cao chiếm khoảng 60-65% diện tích. (Ảnh chụp ngày 20/2/2024).

Ngoài ra, phấn đấu liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ (thông qua hợp đồng) đạt 15% diện tích canh tác. Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi hiện nay người dân đã canh tác nhóm lúa chất lượng cao chiếm khoảng 60-65% diện tích, nhóm lúa đặc sản chiếm 30%, nhóm lúa chất lượng trung bình chiếm 5-10% diện tích.

Tuy nhiên, để phát triển ngành hàng lúa gạo đạt mục tiêu hiện đại, hiệu quả và bền vững, thì vẫn còn nhiều việc cần làm, nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Tiêu biểu trong số đó, ông Thức chỉ rõ, sản xuất lúa của tỉnh còn phụ thuộc và thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, thời tiết. Trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có gần 100.000 ha lúa bị thiệt hại bởi thiên tai. Ðặc biệt, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, từ đó việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo được xem là giải pháp then chốt để nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông dân... Thế nhưng, thời gian qua hiệu quả trong hoạt động liên kết không cao, thường xuyên bị đứt gãy. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, xu thế tiêu dùng hiện nay trên thế giới là sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. Xu thế này mở ra lợi thế và cơ hội cho ngành hàng lúa gạo của tỉnh Cà Mau, với những sản phẩm mang tính đặc trưng là lúa, gạo hữu cơ, sinh thái. Vấn đề là làm sao để liên kết để hướng tới sản xuất theo hướng hàng hoá.

Là địa phương có diện tích canh tác lúa lớn nhất tỉnh, thời gian qua người dân trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Huyện đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn, viện, trường... tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu lúa theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp. Từ đó, tiếp tục tập trung xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng...”.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn, ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, là đơn vị có vùng sản xuất được chọn để thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Ông Nguyễn Vũ Trường, Giám đốc HTX, chia sẻ: "Không chỉ 60 ha lúa trong đề án, thời gian qua diện tích còn lại của bà con trong HTX đều theo mô hình lúa chất lượng cao, an toàn và tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là khó khăn lớn nhất mà bà con đang gặp phải".

Hiện toàn tỉnh có 109 máy bay phun thuốc (drone) phục vụ sản xuất lúa cho người dân.

Hiện toàn tỉnh có 109 máy bay phun thuốc (drone) phục vụ sản xuất lúa cho người dân.

Thới Bình là địa phương có diện tích sản xuất lúa - tôm lớn nhất tỉnh, với nhiều vùng đạt các chứng nhận hữu cơ Việt Nam, tiêu chuẩn USDA, EU, JAS, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, lúa sinh thái... Tuy nhiên, người dân đang gặp khó khăn ở khâu cơ giới hoá trong thu hoạch. Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, thời gian qua huyện đã phối hợp với các sở, ngành và đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị để cơ giới hoá trong thu hoạch lúa cho vùng lúa - tôm của huyện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số địa phương thuộc vùng nguyên liệu mía trước kia chuyển sang vẫn chưa thể cơ giới trong khâu thu hoạch lúa. Huyện đang tiếp tục tìm giải pháp để cơ giới hoá vùng này để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng lúa và giảm chi phí cho người dân.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 880 máy làm đất; 8 máy cấy, máy sạ; 8.500 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 109 máy bay phun thuốc (drone); 237 máy gặt đập liên hợp, 5 máy cuộn rơm.

Mặc dù vẫn còn đó những khó khăn, nhưng tiềm năng phát triển ngành lúa gạo Cà Mau theo hướng sinh thái, hữu cơ là rất lớn. Theo đó, trong năm 2025 này, tỉnh sẽ triển khai thí điểm 1.180 ha theo mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Từ đó, hướng tới hình thành vùng trồng có diện tích 23.000 ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vào năm 2030, từng bước đưa vị thế ngành sản xuất lúa gạo của tỉnh lên tầm cao mới./.

 

Nguyễn Phú

 

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.