ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 11:24:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Báo Cà Mau Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Gần 4 năm trồng rẫy, mỗi mùa vụ trôi qua, lão nông Sơn Văn Chiến, ấp Kinh Ðứng B, lại có thêm nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với mùa khô khi thiếu nước tưới tiêu. Ông Chiến cho biết: “Lúc trước, vùng này bà con chủ yếu trồng lúa 2 vụ và tận dụng bờ bao để trồng thêm dưa leo, mướp, bầu, bí, chứ trồng rẫy không phải là vụ mùa chính. Nhưng rồi mấy chục năm trồng lúa, chúng tôi nhận ra, một mùa rẫy cho thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa, nên vùng này nông dân chuyển hẳn sang trồng rẫy hết diện tích đất. Tuy sản xuất đối mặt với vấn đề thừa, thiếu nước theo thời tiết, nhưng trồng riết rồi có kinh nghiệm nên mỗi nông dân đều có cách thích ứng linh hoạt”.

Nông dân ấp Kinh Ðứng B áp dụng nhiều cách làm hay để giữ nước phục vụ sản xuất mùa khô.

Nông dân ấp Kinh Ðứng B áp dụng nhiều cách làm hay để giữ nước phục vụ sản xuất mùa khô.

Với diện tích hơn 1 ha đất nông nghiệp, gia đình ông Chiến chuyển sang trồng rẫy 4 vụ/năm. Ðể chủ động nguồn nước tưới cho 4 vụ mùa trong năm, vào những lúc bắt đầu bước vào hạn, ông tận dụng nguồn nước sông bơm trữ vào ao chứa, sau đó dẫn nước dọc theo bờ bao vào rẫy. Bên cạnh đó, gia đình ông mua thêm rơm rạ khô để phủ theo gốc cây trồng, mục đích khi tưới nước, độ ẩm sẽ được duy trì hiệu quả, tránh bốc hơi quá nhanh làm nứt nẻ đất.

Từ những kinh nghiệm đó, mỗi năm ông Chiến trồng đa dạng các loại như: dưa leo, bầu, bí, mướp... Năm nay, gia đình trồng dưa leo xen canh với cà chua, hiện tại mới xuống giống. Năm vừa qua, sau khi thu hoạch, trừ các khoản chi phí, gia đình ông Chiến thu về hơn 100 triệu đồng.

“Nông dân chúng tôi giờ tiến bộ lắm. Ngoài kinh nghiệm làm nông tích luỹ, tôi còn theo dõi thông tin từ báo đài, đặc biệt là quan tâm đến dự báo thời tiết. Giờ dự báo thời tiết rất chính xác, giúp nông dân chủ động trong sản xuất. Nếu năm nào khô hạn quá thì mình trồng ít lại, còn năm nào nguồn nước ổn định như năm nay thì trồng nhiều hơn. Mùa nào thức đó, chăm chỉ chịu khó, cuộc sống cũng ổn lắm”, ông Chiến chia sẻ.

Gia đình ông Tống Văn Mụi, ấp Kinh Ðứng B, có hơn 1 ha đất trồng rẫy, mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng. Gia đình trồng từ 3-4 vụ hoa màu/năm, với các loại như mướp, dưa leo, khổ hoa, dưa gang. Kinh nghiệm trồng hơn 8 năm, mỗi năm sản xuất, ông luôn có nhiều cách làm hay để nâng cao năng suất, tăng nguồn thu nhập.

Nhờ sử dụng nhiều giải pháp hiệu quả mà mỗi năm gia đình ông đều thu về gần 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Nhờ sử dụng nhiều giải pháp hiệu quả mà mỗi năm gia đình ông đều thu về gần 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

“Trồng rẫy không khó, rất phù hợp với những gia đình ít đất canh tác. Quan trọng là có cách khéo léo trồng, thích ứng với thời tiết. Như tôi, thường chọn trồng theo mùa, nhưng mùa hạn là cho thu nhập cao nhất. Bởi mùa hạn hoa màu vùng trên không trúng mùa nên sản phẩm ở đây được giá. Với diện tích đất của gia đình, tôi chủ động trồng xen canh nhiều loại, mỗi ngày đều có thu hoạch”, ông Mụi chia sẻ.

Ông Phạm Văn Bách, Bí thư Chi bộ ấp Kinh Ðứng B, cho biết: “Hiện địa phương có trên 26 ha hoa màu, của hơn 20 hộ trồng. Ðể đảm bảo nước tưới cho vụ mùa trồng rẫy, nông dân tận dụng đào ao trữ nước, sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động để tiết kiệm nguồn nước mùa khô, hay tận dụng rơm rạ phủ lên trên cây trồng để hạn chế bốc hơi nước. Ngoài ra, họ còn tận dụng mùa hạn trồng những loại hoa màu trái vụ nhằm tăng được giá. Do sản xuất địa phương còn phụ thuộc vào thời tiết nên bà con hiện nay rất ý thức trong điều tiết nước tưới tiêu, đặc biệt là chủ động nguồn nước vào mùa hạn để hạn chế tình trạng thất mùa”./.

 

Hằng My

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.