ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 23-1-25 14:34:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động sản xuất bền vững

Báo Cà Mau Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Qua gần 25 năm độc canh con tôm, các yếu tố môi trường đã và đang bị ô nhiễm, nguồn thức ăn trong tự nhiên cạn kiệt, làm cho loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống không còn mang lại hiệu quả cao như trước. Trong khi đó, ở địa bàn giáp ranh, bà con nông dân xã Thạnh Phú duy trì sản xuất thành công mô hình lúa - tôm kết hợp, cho năng suất lúa từ 30-35 giạ/công, cá biệt có hộ đạt hơn 40 giạ/công. Từ sản xuất vụ lúa, môi trường được cải thiện, nguồn thức ăn tự nhiên được tái tạo, tôm nuôi phát triển nhanh và thu hoạch đạt năng suất cao.

Nhận thấy lợi ích của mô hình lúa - tôm kết hợp, vụ mùa năm nay, xã Lương Thế Trân có 20 hộ dân tự phát ngăn mặn, giữ ngọt theo quy mô khép kín hộ và gieo sạ được hơn 16 ha lúa (tập trung ở các ấp: Hoà Trung, Năm Ðảm và Bào Kè), bước đầu phát huy hiệu quả.

Ngành chuyên môn kết hợp chính quyền xã Lương Thế Trân kiểm tra mô hình tự phát gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Ngành chuyên môn kết hợp chính quyền xã Lương Thế Trân kiểm tra mô hình tự phát gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Hộ ông Nguyễn Chí Nguyện, ấp Bào Kè, 1 trong 20 hộ tự phát gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm, cho biết, ngay sau khi học hỏi kinh nghiệm sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm, gia đình bắt tay vào khâu cải tạo đất, kết hợp rửa mặn với diện tích hơn 1 ha và chọn giống lúa nhóm A gieo sạ. Nhờ làm tốt khâu rửa mặn nên ruộng lúa phát triển rất tốt. “Những năm gần đây, gia đình nuôi tôm không đạt hiệu quả, tôm nuôi chậm lớn và thường xuyên bị thiệt hại. Thấy nông dân xã Thạnh Phú trồng vụ lúa, sau đó nuôi tôm trúng nên năm nay gia đình quyết tâm làm theo. Hy vọng vụ sản xuất thành công”, ông Nguyện chia sẻ.

Hộ bà Trần Thị Sẩm, ấp Năm Ðảm, có diện tích nuôi tôm hơn 1 ha. Chủ động học hỏi kinh nghiệm từ những lão nông ở xã Thạnh Phú, gia đình đã gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm. Mục tiêu của gia đình không phải chạy theo phong trào, mà hướng đến sản xuất bền vững.

Ðiểm mới trong sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm của nông dân xã Lương Thế Trân là, trong quá trình cải tạo đất và rửa mặn, bà con vẫn duy trì thả tôm, cua bình thường (không thực hiện cắt vụ). Bà con dùng lưới mành rào xung quanh mương để ngăn ngừa cua nuôi thoát ra bên ngoài khi bơm tát nước. Ngay sau khi gieo sạ lúa, bà con duy trì mực nước phù hợp cho cây lúa phát triển, tôm, cua có điều kiện lên mặt ruộng tìm kiếm thức ăn tự nhiên, từ đó giúp tôm, cua phát triển và thu hoạch thường xuyên, không làm ảnh hưởng đến thu nhập của bà con trong quá trình gieo sạ vụ lúa.

Ông Châu Văn Hoàng, ấp Bào Kè, phun phân bón lá hỗ trợ ruộng lúa chắt hạt để thu hoạch đạt năng suất cao.

Ông Châu Văn Hoàng, ấp Bào Kè, vui mừng chia sẻ: “Dù địa phương không nằm trong vùng khép kín, nhưng gia đình tự phát gieo sạ vụ lúa - tôm vào năm 2023. Tuy thành công nhưng không cao do chưa có kinh nghiệm trong khâu cải tạo đất và rửa mặn. Năm nay gia đình học hỏi kinh nghiệm và gieo sạ 1 ha lúa - tôm, hiện phát triển tốt, năng suất ước đạt khoảng 30 giạ/công”.


Ông Ðoàn Văn Chính, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết, xã Lương Thế Trân không nằm trong hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau, địa phương không khuyến khích gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm, nhưng bà con nông dân tự phát gieo sạ, bước đầu lúa - tôm phát triển khá tốt và có một số diện tích sắp thu hoạch. Chính quyền địa phương đang phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình này trong năm 2025 và những năm tiếp theo.


 

Việt Tiến

 

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mùa vàng trên đồng lúa hữu cơ

Năm 2024 là năm thứ 4 huyện U Minh triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; diện tích năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện sản xuất hơn 1.650 ha lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa an toàn; hầu hết các diện tích lúa này đều cho năng suất khá nên người dân rất phấn khởi.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.