ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động ứng phó mưa dông chuyển mùa

Báo Cà Mau Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh, cho biết, trong những ngày qua đã xảy ra dông lốc và gió giật mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, gây thiệt hại về người, tài sản. Trong đó, xảy ra một một số vụ lật, chìm phương tiện giao thông thuỷ, làm thiệt hại đáng tiếc về người.

>> Ðề phòng thời tiết dị thường

>> Ðể ứng phó hiệu quả, bền vững với biến đổi khí hậu

Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS tỉnh yêu cầu tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các chủ tàu, thuyền du lịch, đánh cá; các khu nuôi trồng thuỷ, hải sản... nghiêm túc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên sông, trên biển.

Cùng với đó, theo thông tin dự báo từ Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, trong nửa đầu tháng 5, nắng nóng tiếp tục gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng, khả năng xuất hiện mưa dông chuyển mùa vào chiều tối; trong nửa cuối tháng 5, mưa dông có xu hướng tăng lên cả về diện và lượng. Mùa mưa năm 2024 có khả năng xuất hiện trong nửa cuối tháng 5. Tổng lượng mưa tháng phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-20%. Trong đó, cảnh báo đề phòng khả năng xảy ra dông, lốc, sét trong những cơn mưa dông gây nguy hiểm cho con người, thiệt hại về tài sản.

Do đó, nhằm chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên sông, trên biển, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa thường xảy ra dông, lốc bất ngờ, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS tỉnh đã đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các chủ phương tiện giao thông thuỷ, người hoạt động sản xuất trên sông, trên biển (bao gồm cả chủ tàu, thuyền du lịch, đánh cá; các khu nuôi trồng thuỷ, hải sản,...) nghiêm túc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên sông, trên biển. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn như: không trang bị phao, áo cứu sinh, không mặc áo phao khi tham gia giao thông thuỷ; chở quá số người, tải trọng cho phép,...

Ông Nguyễn Thanh Tùng đề nghị: “Cần theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Sẵn sàng lực lượng tại chỗ để kịp thời cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân (nếu có). Kiên quyết không cho phương tiện giao thông thuỷ xuất bến khi có tình huống thiên tai nguy hiểm. Ðồng thời, thông tin kịp thời cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thuỷ sản biết để chủ động phòng ngừa, ứng phó, bảo vệ sản xuất. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh và các tác hại khác do nắng nóng, đặc biệt chú trọng đối tượng người già, phụ nữ, trẻ em và học sinh”.

Cần chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, đặc biệt lưu ý các biện pháp bảo vệ sốc nhiệt đối với thủy sản nuôi.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở khẩn trương hướng dẫn người dân chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, đặc biệt lưu ý các biện pháp bảo vệ sốc nhiệt đối với thuỷ sản nuôi. Ðồng thời, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan thông tin, hướng dẫn người dân, nhất là các chủ đầu tư, đơn vị thi công các công trình ven biển, trên đảo (lưu ý các công trình điện năng lượng tái tạo, các công trình khẩn cấp ven biển) chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dông, lốc xoáy và gió giật mạnh, tránh để xảy ra thiệt hại. Ðồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm tra các tuyến đê biển, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Ðược biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh, thiên tai làm 1 người mất tích, chìm 2 phương tiện; 3 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; 9 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 201 m; hạn hán làm sạt lở, sụt lún 684 vị trí với tổng chiều dài 17.695 m. Tổng thiệt hại đến nay khoảng 26,7 tỷ đồng./.

 

Hồng Nhung

 

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.