ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 3-12-24 21:10:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Báo Cà Mau Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Ở Cà Mau, tuỳ vào điều kiện đặc thù vùng mặn, ngọt, cùng với sự trợ lực của ngành chức năng hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, chọn cây, con giống phù hợp; cộng tính cần cù, chịu thương chịu khó, bà con đã dần hình thành các mô hình kinh tế tích hợp đa cây, đa con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðiển hình như mô hình lúa - tôm - cua kết hợp; mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng; mô hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với kinh tế lâm nghiệp...

Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hoà, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.Dù ở vùng đất mặn chuyên tôm nhưng gia đình ông Tiết Vĩ Tuyến, ấp Hiệp Hoà, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã cải tạo một phần diện tích để giữ ngọt, thực hiện mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá, ốc bươu đen, kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập ổn định. Mô hình này được chọn là mô hình Dân vận khéo của xã Ngọc Chánh.

 

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. (Ảnh chụp tại tuyến đường Xuyên Á, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

 

Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.Bức tranh tươi mát vùng ngọt thuộc xã An Xuyên, TP Cà Mau.

 

Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.Ðưa màu xuống ruộng kết hợp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng, gia đình bà Nguyễn Ngọc Thuận (người cầm trái khổ qua), ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm trên diện tích 1 ha.

 

Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.Ông Phan Bá Ðấu, Tổ trưởng THT nuôi chồn hương ấp Tân Trung, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, thực hiện mô hình nuôi chồn hương, nuôi tôm - cua sinh thái dưới tán rừng, mang lại thu nhập cho gia đình 500-600 triệu đồng/năm.

 

Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng kết hợp trồng dừa, cây ăn trái của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Hữu Ánh, xã Tân Thành, TP Cà Mau, với hơn 5 ha cho lợi nhuận trên 4 tỷ đồng/năm.

 

Loan Phương thực hiện

 

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.

Tôm càng xanh được giá, nông dân phấn khởi

Hiện nay, nông dân huyện U Minh bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa. Mặc dù không gặp thuận lợi ở đầu vụ do ảnh hưởng nắng nóng, nhưng với sự chủ động của người dân trong khâu cải tạo đất và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên tôm nuôi phát triển tốt, năng suất khá. Không chỉ vậy, tôm bán có giá cao hơn trung bình các năm trước từ 40-50 ngàn đồng/kg nên người dân phấn khởi.

Chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất Việt Nam và thế giới

Sáng 21/11, UBND xã Tân Ân Tây phối hợp với Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm - rừng, gắn với công bố chứng nhận Dự án tôm - rừng đạt chứng nhận ASC tại xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển.

Ðẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa đông xuân

Hiện nay, bà con nông dân các xã vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đang tập trung bơm tát nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2024-2025, đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Toàn tỉnh thành lập được 10 câu lạc bộ Nông dân tỷ phú

Chiều 20/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 4/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khoá VI) về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04, 05, 06/NQ-TW khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh giai đoạn 2019-2024 (gọi tắt là 3 nghị quyết).

Lấy ngắn nuôi dài, cải thiện thu nhập

Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh có 11/20 ấp thuộc lâm phần rừng tràm. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng bền vững, người dân áp dụng nuôi trồng một số vật nuôi, cây trồng ngắn ngày, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.