ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 20-5-25 10:50:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương: “Tôi còn nợ quê hương”

Báo Cà Mau Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương (hiện là Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau) ví von rất “ngộ” về nghề đạo diễn: “Nghề này giống như làm dâu, mà là làm dâu trăm họ”. Theo “gu” thẩm mỹ, thị hiếu, sự cảm thụ của từng người, rất khó lòng để vừa ý tất cả. Bởi vậy, cốt lõi hơn cả là người đạo diễn phải không ngừng nỗ lực, vừa tiếp cận được với thị hiếu khán giả, vừa giữ được nét riêng, “cái duyên” của chính mình. Sự tự mãn và lặp lại, như Ðạo diễn Tiến Dương thừa nhận “là cái kết buồn” cho những ai dấn thân vào con đường nghệ thuật.

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương.

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương (hiện là Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau) ví von rất “ngộ” về nghề đạo diễn: “Nghề này giống như làm dâu, mà là làm dâu trăm họ”. Theo “gu” thẩm mỹ, thị hiếu, sự cảm thụ của từng người, rất khó lòng để vừa ý tất cả. Bởi vậy, cốt lõi hơn cả là người đạo diễn phải không ngừng nỗ lực, vừa tiếp cận được với thị hiếu khán giả, vừa giữ được nét riêng, “cái duyên” của chính mình. Sự tự mãn và lặp lại, như Ðạo diễn Tiến Dương thừa nhận “là cái kết buồn” cho những ai dấn thân vào con đường nghệ thuật.

Nhạy cảm và đa tài

Thân phụ của anh Dương trong dòng cán bộ, chiến sĩ từ Hoà Tân (TP Cà Mau) tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve. Nguyễn Tiến Dương sinh ra tại Triệu Sơn (Thanh Hoá), đến mãi năm 1978 mới về Cà Mau, lúc đó chàng thanh niên tròn 18 tuổi. Ngay sau đó, năm 1979, anh làm diễn viên Phòng Thông tin cổ động. Anh tâm sự: “Anh em diễn viên hầu hết là tay ngang, nhưng được lựa chọn bởi cái khiếu. Làm nghề này đôi khi học hành bài bản lại không ăn thua, năng khiếu bẩm sinh, khả năng của từng người mới là điều quyết định. Có những cái rất ngược đời và nghề diễn thuộc kiểu không giống ai như thế…”. Hoạt bát, biết hát, đánh đàn, thổi sáo lại rất ham học hỏi, thích những trải nghiệm, thử thách mới đã từng bước giúp anh trưởng thành, hoàn thiện các kỹ năng, vốn tri thức, vốn sống cho riêng mình. Tất cả đều để chuẩn bị cho nghiệp đạo diễn về sau này - lĩnh vực làm nên tên tuổi của anh.

Trong giới văn nghệ sĩ, Nguyễn Tiến Dương được xếp vào loại “nhiều tài”, anh bộc bạch: “Cũng là tài lẻ cả thôi, nhưng mình làm nghề, biết nhiều thứ thì thuận lợi hơn. Mình cứ thấy gì hay hay là học, học hỏi vừa là nhu cầu vừa là niềm vui, riết rồi cái gì cũng biết chút chút…”.

Gắn với nghiệp diễn vào những năm thời kỳ “bao cấp”, anh Dương nhớ lại: “Lúc đó ai cũng vậy nên mình cũng không thấy cực khổ gì, tuổi trẻ được diễn là vui rồi. Về những vùng quê cách trở, bà con đón nhận nồng nhiệt lắm. Diễn ở sân nhà dân, không dàn âm thanh, không ánh sáng, nhưng tôi vẫn nhớ như in ánh mắt, những tràng vỗ tay rôm rốp của bà con”. Thời gian đầu gắn với nghiệp diễn, Tiến Dương đi học lớp… tạp kỹ ảo thuật do Cục Văn hoá cơ sở mở. Nhưng tâm trí của anh để ở nơi khác - Những quyển sổ chi chít các ghi chép, khởi thảo ý tưởng cho các loại kịch bản.

Tiết mục múa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 do đạo diễn Nguyễn Tiến Dương biên đạo.

Một điều thú vị khác ở anh Dương, trong lĩnh vực thông tin cổ động ở khu vực ÐBSCL, anh và Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang Dương Thanh Tùng là 2 người được xếp hạng “lâu đời”. Anh Dương có đóng góp lớn để Cà Mau vươn lên trở thành điểm sáng của toàn quốc về lĩnh vực thông tin cổ động qua các chập diễn, kịch bản sân khấu ở các hội thi. Anh có những chia sẻ rất thật về mình: “Ban đầu mình “ăn may” một vài kịch bản, vừa làm vừa học, vừa sửa, rút kinh nghiệm, cố gắng giữ được cái đầu tỉnh táo và trái tim nhiệt tâm, mỗi kịch bản mình đều cố gắng sao đạt được mức tốt nhất có thể”. Từng bước, từng bước, đảm nhiệm vai trò tổng đạo diễn của các chương trình lớn mà Cà Mau tổ chức, đạo diễn Tiến Dương tâm sự: “Tất nhiên là không phải điều gì cũng có thể theo ý mình, nhưng bản thân tôi lúc nào cũng ý thức được trách nhiệm, làm việc với tinh thần cao nhất”.

Ngoài sự nhạy cảm, đa tài, Ðạo diễn Nguyễn Tiến Dương luôn không ngừng học tập. Ngoài chuyên ngành Ðạo diễn sân khấu, anh đã hoàn thành chương trình Ðại học Luật. Thói quen hằng ngày của anh vẫn là làm bạn với những trang sách, anh nói: “Mình còn muốn làm nhiều thứ cho nghề, cho Cà Mau. Nhưng nhiều thứ cứ cuốn phăng thời gian, bào mòn khát khao… rồi mình sẽ làm, sẽ tiếp tục, cứ làm mới biết dở hay”.

Khát vọng với nghề

Qua nhiều năm gắn bó với lĩnh vực thông tin cổ động, điều Ðạo diễn Tiến Dương trăn trở nhất vẫn là cuộc sống của những người gắn bó trực tiếp với công việc này và sự đầu tư cho các chương trình. Anh khẳng định: “Muốn có chương trình, tác phẩm hay nhất định phải có sự đầu tư phù hợp. Anh em nếu có điều kiện sống thoải mái hơn thì chắc chắn cống hiến cũng sẽ nhiều hơn. Nói thật, bây giờ dù đã khá hơn trước nhiều nhưng anh em vẫn loay hoay với chuyện đời sống thường nhật, ít có cơ hội để học tập, sống trọn với đam mê của mình”. Một điều nữa mà anh cùng với các thế hệ đồng nghiệp đang quyết tâm thực hiện là tổ chức lưu diễn để phục vụ bà con vùng nông thôn Cà Mau, những nơi còn chịu nhiều thiệt thòi.

Tuổi nghề của anh cũng chính là khoảng thời gian anh gắn bó với Cà Mau. Anh bộc bạch: “Từ thời thanh niên, rồi trưởng thành, được sống và hiểu thêm đất, người Cà Mau, tôi mới thấm thía những gì gọi là hào sảng, nghĩa tình”. Vùng đất mới Cà Mau với Tiến Dương còn muôn vàn bí ẩn cần khám phá, anh chia sẻ: “Trong các kịch bản, tác phẩm sắp tới, bản thân tôi sẽ nỗ lực để giới thiệu với mọi người những khía cạnh độc đáo, riêng có của Cà Mau. Ðó có thể là chuyện rất nhỏ thôi nhưng không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu”. Anh nói, anh còn nợ quê hương những kịch bản chất lượng. Mà với nghề đạo diễn, cho dù có bao nhiêu huy chương, bao nhiêu giải thưởng mà không có tác phẩm để mình ưng ý thì thật không thể chấp nhận.

Sau những chương trình, sự kiện lớn hoàn thành, người ta hay thấy Ðạo diễn Nguyễn Tiến Dương trầm tĩnh, tự thưởng cho mình ly cà phê, tách trà. Anh tâm sự: “Ðó là lúc lòng mình cảm thấy nhẹ nhàng, tĩnh tại lại để xem xét từ đầu đến cuối xem còn khiếm khuyết gì không để rút kinh nghiệm”. Làm công việc sáng tạo, anh nói, sự bình tĩnh và dám đón nhận khuyết điểm chưa bao giờ là dễ dàng. Thông tin cổ động đã từ giai đoạn thiếu thốn cả nhân lực và vật lực để vươn lên, nhưng chặng đường sắp tới với Ðạo diễn Nguyễn Tiến Dương vẫn ngổn ngang biết nhiêu là chuyện phải làm.

Khi nói về thế hệ kế cận, anh dè dặt: “Bản thân tôi và các đồng nghiệp đi trước luôn luôn sát cánh cùng anh em để chia sẻ, trao đổi. Nghề này nói vậy chứ nội lực bản thân mới là chìa khoá dẫn đến thành công”. Anh cũng khẳng định, Cà Mau đã có một số nhân tố hết sức hứa hẹn tính riêng ở lĩnh vực kịch bản. Vấn đề còn lại là môi trường phát triển, sự quan tâm đầu tư của những đơn vị liên quan. Không ai nói trước được điều gì, nhưng như một quy luật, có sự chăm chút mới có được thành công. Cà Mau không thiếu những hạt giống hứa hẹn như lời anh Dương khẳng định, nhưng từ triển vọng đến những kịch bản hay còn là quãng đường xa. Và tất cả vẫn còn ở phía trước…

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Ðồng hành cùng sự phát triển quê hương

Tại tỉnh Cà Mau, Phật giáo hiện là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, với 5 hệ phái chính: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Hoa tông, Khất sĩ và Thiền phái Trúc lâm. Toàn tỉnh hiện có 53 cơ sở tự viện, 259 tăng ni và trên 300 ngàn tín đồ. Với phương châm: “Ðạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, góp phần cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhân Ðại lễ Phật đản (Ðại lễ Vesak) năm 2025 - sự kiện trọng đại của GHPGVN, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 4 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội và hoạt động Phật sự.

Phật giáo Cà Mau hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp

Bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động theo quy định của Nhà nước, pháp luật, theo sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), trong những năm qua, GHPGVN tỉnh Cà Mau đã cùng Nhân dân trong toàn tỉnh giữ vững và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới quê hương.

Bí ẩn rắn hổ mây khổng lồ

Nhắc đến rừng tràm U Minh Hạ, gợi nhớ trong suy nghĩ của mọi người về vùng đất kỳ bí “rừng thiêng nước độc” với bao câu chuyện kể có sức hút lạ kỳ về thảm động, thực vật độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi đây. Ðặc biệt, chuyện về loài rắn hổ mây khổng lồ sinh sống tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Yêu xứ mù sương

Tác giả Nguyễn Văn Sự sinh năm 1970, sống tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, hiện anh sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Lào Cai. Ngoài công việc chính là kinh doanh thương mại và du lịch, những lúc rảnh rỗi, anh lại tranh thủ đi sáng tác.

Truyền tình yêu lịch sử cho tuổi trẻ

"Ðịa đạo: Mặt trời trong bóng tối" là bộ phim của Ðạo diễn Bùi Thạc Chuyên, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam. Không phải làm phim tài liệu tái hiện giai đoạn lịch sử chỉ dành cho thế hệ trước, mà bộ phim được công chiếu tại tất cả hệ thống rạp chiếu phim trên toàn quốc như cách quảng bá, tuyên truyền và giáo dục giới trẻ về lịch sử.

Fan hâm mộ Cà Mau gặp gỡ diễn viên Lý Hải cùng ê kíp làm phim Lật Mặt 8 

Chiều nay (8/5), ê kíp đoàn phim Lật mặt 8 "Vòng tay nắng" có mặt tại Cà Mau để giao lưu cùng khán giả.

Ấn tượng không gian trưng bày sách, ảnh tư liệu chào mừng 50 năm ngày thống nhất

Diễn ra từ ngày 26/4-4/5, tại khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, không gian trưng bày giới thiệu sách, các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ; Chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử; hành trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau qua các thời kỳ... thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan.

Một lần gặp Bác Ba Phi

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày ông Trịnh Thành Thân đóng quân ở vùng Lung Tràm, được gặp bác Ba Phi. Thế nhưng, khi nhắc lại kỷ niệm này, trong ánh mắt và giọng nói của người cựu chiến binh tuổi ngấp nghé 80 này vẫn bộc lộ niềm vui xen lẫn tự hào. Có lẽ, bởi những câu chuyện “nói dóc tỉnh bơ” của bác Ba Phi không chỉ mang lại tiếng cười, mà còn là ký ức đẹp về vùng đất Cà Mau một thời trù phú...

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.