ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 02:46:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể nghề nuôi cua phát triển bền vững

Báo Cà Mau Nhanh tay trói số cua mới câu được để kịp bán cho thương lái, anh Phạm Trung Tân (ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển) nhẩm tính: “Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi thu hoạch cua bán tầm hơn 90 triệu đồng, trừ chi phí chắc lời hơn 75 triệu đồng. Dưới vuông giờ cũng còn một mớ, đặt lọp vét chừng vài đợt nữa rồi chuẩn bị cải tạo ao đầm lại để làm tiếp vụ mới. Giờ thì kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn đã có, vụ tới đây tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi và chia sẻ cách nuôi để bà con thực hiện, cùng vươn lên phát triển kinh tế”.

Nhận thấy những năm qua, mô hình nuôi cua truyền thống dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường, thường xảy ra dịch bệnh, năng suất đạt thấp, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình nên anh Phạm Trung Tân luôn trăn trở tìm cách nuôi mới, hiệu quả hơn để cải thiện đời sống. Thông qua hội nhóm nuôi trồng thuỷ sản trên Facebook, anh Tân biết đến mô hình nuôi cua quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học. Ðược bạn bè trong nhóm chia sẻ, hướng dẫn cụ thể, tận tình và đi tham quan thực tế mô hình tại tỉnh Kiêng Giang, “mắt thấy tai nghe”, anh mạnh dạn thử nghiệm.

Trên diện tích hơn 2 ha, anh Tân cải tạo ao đầm, diệt khuẩn, xử lý nguồn nước và thả 5 ngàn con cua giống để nuôi. Theo anh Tân, mô hình này được thực hiện khép kín, thời gian nuôi kéo dài 5-6 tháng; chi phí từ cải tạo ao đến khi thu hoạch khoảng hơn 5 triệu đồng/ha. Sau 4-5 tháng thả nuôi, cua đạt kích cỡ, tiến hành thu hoạch.

Anh Tân nhận định, lợi thế của mô hình nuôi cua quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học là kiểm soát, quản lý được môi trường ao nuôi. Cua ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt đầu con. Sau khi thả giống, định kỳ khoảng 15-20 ngày xử lý đáy ao bằng chế phẩm sinh học, rải trùng đỏ và men vi sinh, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua; đồng thời, tăng cường bổ sung nguồn thức ăn cá tạp cho cua lớn nhanh.

Anh Phạm Trung Tân rải vôi xử lý nguồn nước trong ao nuôi.

Theo kinh nghiệm của anh Tân, khi cua nuôi được khoảng 4 tháng bắt đầu thu hoạch cua đực, chọn cua cái dèo lại. Sau đó cho cua ăn bổ sung nhiều thức ăn dinh dưỡng, nhất là ba khía, cua sẽ lên đầy gạch, bán được giá cao. Mặt khác, muốn cua phát triển tốt, cần hạn chế lấy nước vào vuông nuôi để không lẫn tạp chất, mầm bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, thường xuyên tỉa nhánh cây rừng nhằm giảm lượng lá rụng xuống ao nuôi và tạo không gian mặt nước thông thoáng, diệt khuẩn hiệu quả.

Anh Tân đánh giá, mô hình này phù hợp với vuông nuôi có diện tích vừa và nhỏ, từ 2-4 ha. Ưu thế của mô hình là trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, không sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh bị cấm. Hơn nữa, chế phẩm sinh học vừa xử lý ô nhiễm, chất mùn bã hữu cơ dư thừa trong vuông, vừa cải thiện chất lượng môi trường nước giúp cua thương phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, cho hay: “Toàn ấp có gần 200 hộ dân nuôi xen canh  tôm - cua kết hợp, với tổng diện tích khoảng 600 ha. Trước nay bà con nuôi theo cách truyền thống, canh tới con nước là mua giống về thả, cứ thế mà nuôi tới khi thu hoạch. Quá trình nuôi cũng không bổ sung thức ăn hay sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào. Do đó, năng suất thường không cao, tỷ lệ sống của cua từ khi thả giống đến khi thu hoạch đạt rất thấp”.

Ðánh giá về mô hình nuôi cua của anh Tân, ông Tuấn phấn khởi: “Ðây là mô hình hiệu quả, nhiều triển vọng. Cua đạt sản lượng, chất lượng cao mà không ảnh hưởng tới đối tượng nuôi khác trong cùng diện tích. Hiện anh Tân đã hỗ trợ kỹ thuật theo hướng “cầm tay chỉ việc” cho 6 hộ dân trong ấp, bước đầu đem lại hiệu quả cao. Hướng tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng, hy vọng mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho bà con”.

Anh Phạm Hoàng Lực, ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, cho biết: “Thấy anh Tân làm hiệu quả, tôi cũng học hỏi làm theo. Mô hình dễ thực hiện, chi phí thấp. Nếu lựa chọn con giống ở trại có uy tín, có độ mặn phù hợp với vuông nuôi thì hiệu quả sẽ cao hơn. Do mới áp dụng lần đầu nên tôi chỉ thả nuôi một nửa diện tích vuông. Hiện tại, cua nhà tôi đã tới lứa xuất bán, sản lượng đạt cao gấp 4-5 lần so với nuôi theo cách truyền thống. Gia đình tôi rất mừng vì có nguồn thu nhập ổn định, vụ sau tôi sẽ mở rộng ra toàn bộ vuông nuôi để tăng thu nhập”.

Vụ nuôi đầu tiên sản lượng đạt cao, giúp gia đình anh Phạm Hoàng Lực tăng thu nhập.

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha nuôi thuỷ sản, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm, cua. Sản phẩm cua thương phẩm của địa phương được đánh giá chất lượng thuộc hàng bậc nhất cả nước, tiêu thụ mạnh, có sức hút đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Hồ Hoàng Chương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Hướng tới, chúng tôi sẽ nhân rộng những mô hình nuôi cua hiệu quả; tăng cường tập huấn, giúp bà con ứng dụng khoa  học - kỹ thuật, nuôi cua bài bản hơn; hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Ðồng thời, phối hợp với ngành chuyên môn xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cua biển Ngọc Hiển, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và tạo bứt phá để nghề nuôi cua của địa phương phát triển bền vững./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.

Phòng bệnh trên tôm lúc giao mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, xuất hiện nhiều cơn mưa làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài việc người dân ý thức trong chăm sóc tôm nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để vụ nuôi đạt hiệu quả.

Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được quan tâm thực hiện, đạt kết quả khả quan. Ðặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu ứng tích cực.

Thích nghi để phát triển sản xuất

Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 300.000 ha với nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, thời tiết chuyển biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, buộc các mô hình phải có sự thay đổi để thích nghi.

Nông dân chủ động vụ hè thu

Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.