ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 02:59:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Báo Cà Mau Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã giảm trên dưới 8 ngàn hộ nghèo. Ðây là kết quả không chỉ từ sự chỉ đạo kỳ quyết của lãnh đạo tỉnh với những quyết sách kịp thời, sự chung tay của cả hệ thống chính trị, mà đặc biệt có sự đóng góp không nhỏ từ vai trò của Mặt trận và đoàn thể các cấp.

Ðể cụ thể hoá chủ trương giảm nghèo, thoát nghèo bền vững của tỉnh qua Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 24/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã trình HÐND tỉnh ban hành các nghị quyết, chính sách để hỗ trợ cho người dân. Trong đó, có nghị quyết hỗ trợ về bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ mới thoát nghèo và thoát cận nghèo.

Hỗ trợ đúng

Bà Nguyễn Thu Tư, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), chia sẻ: “Những trường hợp khi hỗ trợ thoát nghèo đa phần thiếu hụt về nhà ở. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi thiên tai, dịch bệnh hoặc bản thân họ gặp rủi ro, bệnh tật, thì khả năng tái nghèo rất cao. Do đó, hỗ trợ BHYT cũng là một hình thức trợ lực cho họ trong năm đầu tiên khi mới thoát nghèo. Ðây là một chính sách rất thiết thực và cụ thể”.

Thật vậy, qua rà soát của Sở LÐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.700 hộ nghèo thiếu hụt BHYT, chiếm 59% tổng số hộ nghèo, cao thứ 2 trong 12 tiêu chí thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (sau tiêu chí việc làm). Nắm bắt nhu cầu đó, các đơn vị, địa phương đã chung tay hỗ trợ hộ nghèo, nhất là hộ mới thoát nghèo.

Biểu đồ các chiều thiếu hụt dịch vụ cơ bản của hộ nghèo tỉnh năm 2024.

Biểu đồ các chiều thiếu hụt dịch vụ cơ bản của hộ nghèo tỉnh năm 2024.

Là 1 trong 10 hộ cận nghèo của Ấp 5 - ấp đặc biệt khó khăn của xã Khánh Lâm, huyện U Minh, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm chỉ có tài sản giá trị là nền nhà và 1 công đất. Từng là hộ nghèo của ấp, sau khi được chính quyền địa phương hỗ trợ mô hình sinh kế nuôi heo 1 năm, chị tái đàn tiếp tục phát triển. Ðồng thời, chị tận dụng 1 công đất vườn trồng nhiều loại rau màu, cây ăn trái để tăng thêm thu nhập gia đình.

Chị Thắm bộc bạch: “Gia đình rất biết ơn chính quyền các cấp. Tôi sẽ cố gắng làm ăn để thoát nghèo. Tuy nhiên, bản thân bệnh trong người, được hỗ trợ BHYT cũng đỡ chi phí, con cái có điều kiện đi học hơn” (chị Thắm có 2 con, đứa lớn vừa nhập ngũ, đứa nhỏ đang học lớp 7).

Chị Nguyễn Thị Thắm tận dụng 1 công đất vườn trồng nhiều loại rau màu, cây ăn trái để tăng thêm thu nhập gia đình, mong muốn được hỗ trợ BHYT để có thêm điều kiện lo sức khoẻ và con đi học.

Chị Nguyễn Thị Thắm tận dụng 1 công đất vườn trồng nhiều loại rau màu, cây ăn trái để tăng thêm thu nhập gia đình, mong muốn được hỗ trợ BHYT để có thêm điều kiện lo sức khoẻ và con đi học.

Bà Hoàng Thị Nhu, 73 tuổi, là hộ nghèo neo đơn, không đất đai, thuộc ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Sau khi tìm hiểu, rà soát các chiều thiếu hụt, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện cùng các ngành, đoàn thể huyện, xã cùng nhau vận động mạnh thường quân hỗ trợ các vật dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt cho gia đình bà Nhu. Do tuổi cao, neo đơn, thể theo nguyện vọng của bà Nhu mong muốn hỗ trợ BHYT phòng khi bệnh tật, từ nguồn vận động, Mặt trận, đoàn thể đã quyết định hỗ trợ mua BHYT 2 năm cho bà Nhu.

Theo Nghị quyết HÐND tỉnh, vấn đề hỗ trợ BHYT cho hộ sau khi thoát nghèo sẽ được thực hiện 1 năm. Trong đó, hộ nghèo đã thoát nghèo hỗ trợ 70% BHYT, hộ mới thoát cận nghèo hỗ trợ 50% BHYT. Ngoài ra, các địa phương đã linh hoạt, vận động mạnh thường quân, tiếp tục duy trì hỗ trợ BHYT từ 2-3 năm cho nhiều hộ.

 “Trong thực tế, ghi nhận khi đi phúc tra, rà soát hộ nghèo, chủ yếu người dân nắm níu BHYT là chủ yếu. Xác định vấn đề này rất cần thiết cho người dân, Sở LÐ-TB&XH rất mong muốn chính sách có thể kéo dài hỗ trợ 3 năm, để đủ trợ lực cho họ yên tâm thoát nghèo, cũng như kéo dài những chính sách trợ lực cho công tác giáo dục liên quan đến BHYT”, bà Nguyễn Thu Tư bộc bạch.

Phát huy vai trò mặt trận, đoàn thể

Thời gian qua, vai trò của MTTQ và các đoàn thể đã phát huy rất tốt. Ðây là những cánh tay nối dài, sát với dân, sát với hộ nghèo, sát với điều kiện cuộc sống của từng hộ, tạo điều kiện hộ nghèo, nhất là hộ đã thoát nghèo vươn lên bền vững.

Chị Hồ Bé Thơ, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, là 1 trong 12 hộ nghèo cuối cùng của xã Khánh Bình vừa thoát nghèo, đưa địa phương trở thành xã xoá trắng hộ nghèo trong năm 2024.

Dù quyết tâm xoá nghèo nhưng địa phương không chạy theo thành tích. Xác định hoàn cảnh chị Thơ khó khăn về nhà ở lẫn điều kiện sống, Uỷ ban MTTQ, đoàn thể các cấp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vận động mạnh thường quân, cùng chung tay hỗ trợ những chuẩn, chiều thiếu hụt của hộ chị Thơ, giúp gia đình chị thoát nghèo bền vững.

Chị Thơ bộc bạch: “Chính quyền địa phương quan tâm lắm, hỗ trợ đủ thứ hết. Từ nhà ở, tivi, tủ lạnh, bếp, nồi cơm điện, nhà vệ sinh, bồn nước, BHYT. Tôi bệnh ung thư tuyến giáp, đã xạ trị 2 lần, thấy còn lao động được nên làm đơn xin thoát nghèo".

Hộ gia đình chị Hồ Bé Thơ là 1 trong 12 hộ nghèo cuối cùng của xã Khánh Bình vừa thoát nghèo, đưa địa phương trở thành xã xoá trắng hộ nghèo trong năm 2024 nhờ sự chung tay của Mặt trận, đoàn thể các cấp.

Hộ gia đình chị Hồ Bé Thơ là 1 trong 12 hộ nghèo cuối cùng của xã Khánh Bình vừa thoát nghèo, đưa địa phương trở thành xã xoá trắng hộ nghèo trong năm 2024 nhờ sự chung tay của Mặt trận, đoàn thể các cấp.

Bà Võ Ngọc Hân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đánh giá: “Nhờ công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp và MTTQ, các đoàn thể... các chính sách, chủ trương, cơ chế, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo đã thực hiện đồng bộ. Việc phân cấp quản lý hộ nghèo cho cơ sở từng bước đi vào ổn định; phân loại, rà soát hộ nghèo, cận nghèo sát với thực tế, góp phần nâng cao vai trò quản lý và lập kế hoạch giảm nghèo ở địa phương”.

Theo ký kết các chương trình phối hợp giữa Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở LÐ-TB&XH), Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các ngành đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp thực hiện công tác giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.

Ðặc biệt, giai đoạn 2021-2024 tỉnh Cà Mau đã phát huy tối đa vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, góp phần quan trọng trong kết quả giảm nghèo ở địa phương, nhận đỡ đầu, giúp đỡ, hỗ trợ hơn 9 ngàn hộ (trung bình mỗi năm khoảng 2.300 hộ). Kết quả hằng năm có trên 75% số hộ được nhận trợ giúp thoát nghèo bền vững. Riêng năm 2024, Mặt trận và các ngành, đoàn thể đã đăng ký hỗ trợ thoát nghèo cho 2.162 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, kết quả đã hỗ trợ, giúp đỡ 1.896 hộ, đạt 87,7%. Trong đó, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đăng ký 827 hộ, Hội Cựu chiến binh tỉnh 166 hộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 677 hộ, Hội Nông dân tỉnh 249 hộ và Tỉnh đoàn 243 hộ.

Giảm nghèo sẽ thật sự bền vững khi không còn hộ tái nghèo. Ðể làm được điều này, rất cần sự chung tay, đồng lòng hơn nữa của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, thiết thực của các mạnh thường quân và hơn hết là sự vươn lên của chính bản thân hộ nghèo./.

 

Hồng Nhung

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.