ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 02:19:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể “tam nông” bứt phá: Bài 2: Nền tảng của phát triển bền vững

Báo Cà Mau Giải pháp tốt nhất trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có một cách nhìn mới. Ðó là tập trung hướng về cơ sở để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nông dân; lắng nghe những nhu cầu và kiến nghị của họ để tam nông thật sự tạo được bước đột phá lớn.

Nguyện vọng chính đáng của nông dân

Ông Ðào Hồng Hải, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trí Phải, huyện Thới Bình, bày tỏ: "Lo lắng lớn nhất của nông dân hiện nay là giá cả hàng hoá nông sản không ổn định. Sản xuất chưa được tổ chức tốt: khi thì cây, con này có giá cao, nông dân ồ ạt trồng; lúc thì rớt giá, nông dân lại chặt, khiến cho sản xuất của người nông dân mãi bấp bênh, không ổn định. Ðầu ra bấp bênh nhưng giá cả đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) cứ tăng vùn vụt, khiến đời sống, sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn".

Nông dân vùng ngọt vẫn loay hoay với cảnh được mùa, rớt giá trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Hải đề xuất: “Nhà nước nên có chính sách, giải pháp bình ổn giá cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Có như vậy, nông dân mới an tâm, mạnh dạn tìm hiểu và ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước”.

Bên cạnh việc quan tâm chưa thấu đáo của Nhà nước trong quản lý giá cả đầu vào, đầu ra sản phẩm thì một bộ phận nông dân cũng chưa nhiệt tình, nhiệt tâm trong nỗ lực giảm nghèo.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau Ngô Minh Chiến trăn trở: “Ðã qua, gần 1.000 chi hội nông dân trong toàn tỉnh đã giúp đỡ được cho gần 2.000 hội viên nông dân thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện vẫn còn trên 30% hộ dân chưa tham gia tổ chức hội. Nguyên nhân được xác định một phần do những nông dân này chưa mặn mà với tổ chức hội, phần khác do mô hình tổ chức hội từng lúc, từng nơi chưa thật sự thu hút hoặc giải quyết chưa thoả đáng nhu cầu sản xuất của nông dân".

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tình trạng sản xuất kém hiệu quả trong nông nghiệp - thuỷ sản do dịch hại, thị trường bấp bênh của nông dân trên địa bàn tỉnh là khá phổ biến, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như đã qua. Nông dân thiếu vốn để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng lại khó tiếp cận với các nguồn vốn vay. Vì vậy, nông dân rất cần Chính phủ, các ngành hữu quan đẩy mạnh các giải pháp kiềm chế lạm phát, hỗ trợ nông dân tiếp cận tốt với các nguồn vốn vay phục vụ sản xuất.

Ngoài ra, để tạo điều kiện giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững, nông dân mong muốn các ngành hữu quan tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thương mại, quảng bá và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá nông sản, quản lý tốt thị trường nguyên liệu, vật tư nông nghiệp, thức ăn thuỷ sản, xăng dầu… Ðồng thời, có giải pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trong quản lý chất lượng giống, môi trường nước.

Ông Trương Vũ Lan, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, bức xúc: “Dù liên kết "4 nhà" đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng việc thực hiện đồng bộ giữa các "nhà" cũng chưa được tốt. Nhà nông thì bám đất, bám vườn mong muốn làm giàu; nhà khoa học cũng cật lực chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến đồng ruộng; Nhà nước thì còn mơ hồ với việc hỗ trợ vốn sản xuất đến người dân và nhà doanh nghiệp chưa mặn mà với hàng hoá nông dân làm ra, khiến chuỗi giá trị chưa thật sự phát huy được hiệu quả tốt nhất”.

Ðó là những nguyện vọng, yêu cầu hết sức thiết thực của nông dân để ổn định sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ðội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người tiếp thu, xử lý hoặc chuyển tải đến các ngành, các cấp hữu quan. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt ra vấn đề năng lực, trình độ… của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế nhất định nên rất cần những trợ lực khác.

“Khi người cầm quân... không có lính”

Chủ tịch UBND xã NTM Tân Dân Nguyễn Như Vàng ví von: “Lãnh đạo trong tay không có vốn như người cầm quân mà trong tay không có lính. Nhìn lộ làng hư hỏng mà không có phần vốn Nhà nước để hùn với dân làm thì tuyên truyền, vận động cũng khó lắm. Vận động người dân chuyển đổi sản xuất mà trong tay không có vốn để triển khai mô hình điểm thì cũng như nói suông".

Ðó là thực trạng chung của các xã đã đạt chuẩn NTM hiện nay. Do nguồn vốn xây dựng chương trình NTM còn hạn chế nên chủ yếu dùng để dồn lực đầu tư cho những xã chuẩn bị đạt chuẩn, còn với những xã đã đạt rồi thì chủ yếu là huy động nguồn lực tại chỗ, trong dân.

Ông Huỳnh Văn Chiến, Ấp 4, xã Khánh Lâm, cho biết: “Cái khó hiện nay của địa phương là đào tạo, nâng cao trình độ đối với bộ phận cán bộ không chuyên trách. Bởi dù địa phương có nhiều hỗ trợ hằng tháng như tiền công tác phí, hỗ trợ thêm giờ… nhưng mức phụ cấp đang áp dụng không quá 1,05 triệu đồng/tháng là quá ít nên nhiều cán bộ hoạt động không chuyên trách không yên tâm công tác".

Ðể đảm bảo nhu cầu cuộc sống, nhiều người vẫn phải làm thêm bên ngoài. Chính điều này khiến họ không mặn mà với việc tham gia đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy, nâng cao mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn từ thực tiễn, đời sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ở Cà Mau đã được cải thiện một bước đáng kể, tuy nhiên, chưa thật sự bền vững và đồng đều. Nguồn thu nhập trong sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thực lực của vùng - nơi mà thời gian dài được khẳng định là vựa lúa, vựa thuỷ sản của cả nước.

Lý giải điều này, ông Phạm Văn Ðức, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Cà Mau, cho rằng, sản xuất còn manh mún và nhỏ lẻ chính là rào cản lớn nhất để nông dân tiến lên bậc thang giàu có. Một trong những nguyên nhân do kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém và trên hết chính là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chưa thể chuyên nghiệp hoá thì việc tổ chức sản xuất cũng chưa thể tốt lên được. Nông nghiệp không thể tự tạo ra khả năng, năng suất vượt trội nếu thiếu sự tác động của các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là của khoa học và công nghệ. Công nghiệp, dịch vụ và khoa học phát triển nhưng các vấn đề về môi trường, thời tiết và đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm không đảm bảo thì mọi cố gắng của người nông dân cũng chỉ là vô vọng, hàng hoá sản xuất ra cũng không thể đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị trường.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: "Không thể phủ nhận trình độ, năng lực sản xuất của lao động nông thôn ngày càng nâng cao. Thành quả này phải kể đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và khuyến nông - khuyến ngư cơ sở nói riêng. Ðội ngũ này đã tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho nông dân. Ðồng thời, cũng chuyển tải kịp thời chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn… của Ðảng và Nhà nước đến nông dân. Từ đó, tạo nên sự gia tăng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng nông sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo và sự nghiệp phát triển tam nông".

Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nâng cao trình độ, kiến thức của nguồn nhân lực nông thôn, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và bà con nông dân cần tiếp cận nông thôn khác hơn trước. Ðó là cần phải đi thẳng cơ sở, đi vào nông hộ. Người lãnh đạo không thể tiếp tục suy nghĩ giùm và giao chỉ tiêu cho nông dân sản xuất. Phải phát huy vai trò của nhà khoa học liên ngành để họ cùng với nông dân xác định hướng sản xuất nông nghiệp cho từng nhóm nông hộ vừa phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, vừa phù hợp mục tiêu phát triển của vùng, của cả nước./.

Bài 3: Cần có cách tiếp cận mới

Bài và ảnh: Ngọc Huệ

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.