ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 04:15:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Báo Cà Mau Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Cánh đồng trồng màu của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Tưới tiêu Quyết Tiến đang vào vụ thu hoạch bắp nếp.

Không khí mùa bắp rộn ràng ngay từ ven đường, những nồi bắp luộc thường xuyên đỏ lửa, với món bắp luộc thơm phức, nóng hổi, khói bay nghi ngút.

Chị Nguyễn Thị Út, ấp Mỹ I, đang lúi húi châm lửa luộc bắp trong căn chòi ven đường, cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, nhiều người dân ở ấp Mỹ I trúng mùa bắp. Ba công ruộng bắp gia đình tôi phát triển nhanh và ra trái sớm, trái bắp tươi vừa bẻ ngoài ruộng đem luộc, nóng hổi lại ngọt ngon nên bán khá đắt hàng. Một chục bắp tươi bán giá 50 ngàn đồng, bắp luộc 60-70 nghìn đồng, có ngày bán được 4-5 nồi, mỗi nồi khoảng nửa bao tải bắp, vụ này tôi lãi trên 10 triệu đồng”.

Nhờ có nghề trồng và bán bắp nếp mà mỗi vụ chị Nguyễn Thị Út lãi trên 5 triệu đồng.

Nắm bắt được nhu cầu cao trong tiêu thụ bắp nếp, vợ chồng anh Châu Văn Dũng và chị Nguyễn Thuý Lan, ngoài luộc bắp bán còn đầu tư xe tải nhỏ đến tận rẫy mua bắp về bán lại cho thương lái. Anh Dũng cho biết, mỗi ngày anh mua trên 2 tấn bắp, bán ra thị trường kiếm được từ 500-700 ngàn đồng.

Anh Châu Văn Dũng mỗi ngày mua trên 2 tấn bắp, kiếm được từ 5-7 trăm ngàn đồng.

Gia đình ông Cao Bình Nghiệp, ấp Mỹ I tận dụng trái bắp non và râu bắp để bán, tăng thu nhập.

Từ nền đất rẫy và mặt ruộng phèn trồng lúa kém hiệu quả, ngành nông nghiệp địa phương đã hướng dẫn chuyển đổi sản xuất: chọn giống, thời vụ trồng, làm đất, gieo hạt, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Nông dân Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Tưới tiêu Quyết Tiến, ấp Mỹ I đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu như: mướp, dưa leo..., đặc biệt là bắp nếp đạt chuẩn OCOP. Từ đó có nguồn nông sản chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân.

Ngoài trái bắp, phụ phẩm của bắp cũng được làm thức ăn và vị thuốc.

Huỳnh Lâm thực hiện 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.