ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 21:14:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mỹ thực của người Hoa Cà Mau

Báo Cà Mau Trong hành trang khai phá vùng đất phương Nam của cộng đồng người Hoa nói chung và gốc người Triều Châu nói riêng, đi cùng những phong tục, tập quán còn có nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn đậm tính truyền thống. Trong đó, món bánh bao của người Hoa gốc Triều Châu Cà Mau đã trở thành mỹ thực.

Theo tài liệu nghiên cứu về ẩm thực Trung Hoa, bánh bao là ẩm thực mang tính văn hoá, có lịch sử lâu đời từ thời Xuân Thu chiến quốc. Ðó là món ăn không thể thiếu trong các gia đình, hàng quán; là lương khô trong hành trang của các lái buôn, sĩ tử và cả những lao động nghèo.

Bánh bao tượng trưng cho khát vọng phồn thực, do da bánh bao được chế biến từ bột nổi với ý nghĩa phát triển không ngừng. Do vậy, trong các lễ vật cúng trời đất, Thổ công, cúng động thổ, khai trương và các lễ hội dân gian đều không thể thiếu món bánh bao.

Một điểm bán bánh bao của người Hoa ở phường Bạc Liêu với nhiều loại nhân khác nhau.

Một điểm bán bánh bao của người Hoa ở phường Bạc Liêu với nhiều loại nhân khác nhau.

Mặt khác, bánh bao còn tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin và sự đoàn kết chiến thắng cái ác, được xem là vật thế thân để xua đi những điều không may. Ý nghĩa này xuất phát từ câu chuyện dân gian thời Tam Quốc. Chuyện kể rằng Gia Cát Lượng đã cho nặn ra hàng trăm ngàn cái bánh bao tượng trưng cho đầu người để cúng tế thần linh, nhằm xua đi tình trạng dịch bệnh đang gây hại cho binh lính.

Tháp bánh bao hình trái đào tiên tượng trưng cho trường thọ.

Tháp bánh bao hình trái đào tiên tượng trưng cho trường thọ.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, món bánh bao đã trở thành bản sắc và mang đậm dấu ấn Trung Hoa, hội tụ những giá trị của văn hoá truyền thống. Vì thế mà các bộ phim về văn hoá, lịch sử, hay trải nghiệm du lịch Trung Quốc đều không thể không nhắc đến món bánh bao. Ðó là ý nghĩa về sự đoàn kết, với hàng chục, hàng trăm cái bánh bao được kết thành tháp bánh trong lễ tế tổ tiên và bái tạ chư thần; mang ý nghĩa phát tài, do phát tâm của từ “bao” gần đồng âm với từ hầu bao (bao lì xì); thể hiện sự dư dả, khi bánh bao rất đa dạng và nhiều biến tấu về nhân, như nhân thịt thập cẩm với thịt heo bằm trộn củ sắn, lạp xưởng, trứng vịt, thịt xá xíu, nấm mèo..., hay bánh bao ngọt với nhân đậu xanh, nhân khoai môn, nhân trứng gà (cade) và cả bánh bao không nhân, bánh bao chiên ăn kèm với gà chiên hay vịt khìa.

Bánh bao ăn với vịt khìa thể hiện sự dư dả.

Bánh bao ăn với vịt khìa thể hiện sự dư dả.

So với các loại bánh bao khác, bánh bao của người Triều Châu ở Cà Mau chủ yếu là loại bánh bao hấp cách thuỷ được nêm nếm vừa ăn, nhân thịt béo ngọt nhưng không ngán, da bánh bao trắng mềm dễ bẻ mà không nát; đặc biệt dòng bánh bao ngọt, da mịn, thơm phức, với nhiều loại nhân đặc trưng.

Hơn cả, đối với người Hoa, món ăn này thể hiện sự gắn bó, cố kết cộng đồng. Cụ thể là, sau kết thúc các lễ hội văn hoá truyền thống hay đám tiệc, người ta thường tặng cho nhau một cặp bánh bao, đó có thể là bánh bao hình tròn tượng trưng cho mỹ mãn, phát triển, phúc lộc, hoặc bánh bao hình trái đào tiên mang ý trường thọ... Ðây cũng là lý do để giải thích vì sao bánh bao của người Hoa hay in hình chữ Phúc.

Bánh bao cúng Thổ công trước khi làm lễ động thổ của người Triều Châu Cà Mau có in hình chữ Phúc (dĩa bánh ở giữa bàn cúng).

Bánh bao cúng Thổ công trước khi làm lễ động thổ của người Triều Châu Cà Mau có in hình chữ Phúc (dĩa bánh ở giữa bàn cúng).

Một trong những định hướng chiến lược của tỉnh Cà Mau là phát triển du lịch, và việc khai thác các món ẩm thực đậm tính văn hoá truyền thống của các dân tộc sẽ góp phần không nhỏ cho phát huy thế mạnh này.

Từ bánh bao truyền thống nhân thịt có thể sáng tạo thành bánh bao hải sản với nhân thịt tôm, thịt cua, sẽ trở thành món ăn đậm tính vùng miền và chắc chắn sẽ tạo nên bản sắc đặc trưng riêng khi con cua, con tôm Cà Mau vốn đã trở thành đặc sản.

Lư Dũng

Tản mạn cá lóc nướng trui

Với người dân vùng đất Cà Mau, nơi thiên nhiên ban tặng nguồn tôm cá dồi dào, con cá lóc không chỉ là nguyên liệu chế biến những món ăn dân dã mà còn là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, tinh thần khai phá và nét ứng xử hài hoà với tự nhiên.

Mùa cá chốt

Cuối tuần, con gái đi làm về nhà chơi, nhắc thèm cá chốt, bà Tám dặn ông Tám đi vuông nhớ đem theo tay lưới giăng bắt cá chốt vô sáng nấu cơm.

Khéo tay bài trí bánh dân gian

Mâm bánh dân gian rất phổ biến trong bữa ăn, đãi đằng đám tiệc của người miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng. Ðây không chỉ là món ăn truyền thống mà còn chứa đựng những giá trị văn hoá sâu sắc, bởi nó được làm ra từ những hạt gạo, mớ rau, cây trái, con tôm, cua, cá của đồng quê xứ sở.

Sôi nổi trình diễn gói bánh tét

Sáng nay (2/5), không khí Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ V tại TP Cà Mau trở nên náo nhiệt với phần thi trình diễn gói bánh tét đầy hấp dẫn.

Phong phú món ngon Cà Mau

Sự phong phú về sản vật của 2 vùng mặn - ngọt, cùng với sự giao thoa giữa 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer anh em đã tạo cho Cà Mau nét ẩm thực với những món vô cùng độc đáo, hấp dẫn. Dân miền Tây nói chung, người Cà Mau nói riêng, khi khách đến nhà thì có gì đãi nấy, nhưng phải “ăn lấy bị” chứ không ăn “lấy vị”, bởi món ngon dành đãi khách phải nhiều, không chỉ là để thưởng thức mà còn gửi gắm cả tấm lòng và văn hoá của người Cà Mau trong đó.

Tái hiện lẩu mắm kỷ lục Châu Á

Cách đây 3 năm, ngày 29/4/2022, tại huyện U Minh, Tổ chức kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục "nồi lẩu mắm" U Minh lớn nhất Việt Nam và được xác lập kỷ lục Châu Á.

Bánh ngon ba miền

Mỗi vùng miền đều sở hữu những loại bánh mang trong mình dấu ấn riêng biệt, phản ánh rõ nét bản sắc văn hoá, lịch sử và phong tục tập quán của từng địa phương. Không đơn thuần chỉ là món ăn, bánh dân gian chính là tinh hoa của trời đất, làm say lòng thực khách bốn phương và cũng là nơi mà những giá trị cội nguồn được vươn xa.

Giữ hương vị xưa...

Sự phát triển của đời sống xã hội càng làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực theo dòng chảy hiện đại. Tuy nhiên, những món ăn mang đậm hương vị quê hương vẫn có sức sống, lưu truyền, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Ngọc Hiển nhiều đặc sản, món ngon

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng nhiều cửa biển: Hóc Năng, Ông Trang, Rạch Gốc, Vàm Lũng... đưa nguồn phù sa màu mỡ từ biển vào các con sông chính như: Tam Giang, Kiến Vàng, Cửa Lớn... rồi từ đó theo các nhánh sông, con rạch chảy vào xứ sở, tạo nên những cánh rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm bạt ngàn giàu tài nguyên và thuỷ hải sản.

Bánh ngũ cốc lạ mà quen

Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.