ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:49:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đọc “Mắt của đàn ông” của Nguyễn Việt Hà: Khóc, cười theo từng mạch đập cuộc sống

Báo Cà Mau Chút tếu táo, chút hoài niệm, cợt đùa đó rồi lại nghiêm túc ngay sau đó, Nguyễn Việt Hà có khi khiến người đọc bật cười sảng khoái khi chỉ ra những điều tai nghe, mắt thấy quanh mình bằng giọng văn hài hước, và rồi cũng chính Nguyễn Việt Hà dẫn cảm xúc người đọc vào những cung bậc đằm sâu của hoài niệm, của nhớ thương về những ngày chưa cũ. Đọc tập tạp văn “Mặt của đàn ông”, ta nhận ra được đằng sau sự khóc - cười, vui sướng hay đau khổ… là cả một vùng ký ức của những mảnh đời trên từng góc phố, con đường mà ta vẫn luôn lại qua…

Chút tếu táo, chút hoài niệm, cợt đùa đó rồi lại nghiêm túc ngay sau đó, Nguyễn Việt Hà có khi khiến người đọc bật cười sảng khoái khi chỉ ra những điều tai nghe, mắt thấy quanh mình bằng giọng văn hài hước, và rồi cũng chính Nguyễn Việt Hà dẫn cảm xúc người đọc vào những cung bậc đằm sâu của hoài niệm, của nhớ thương về những ngày chưa cũ. Đọc tập tạp văn “Mặt của đàn ông”, ta nhận ra được đằng sau sự khóc - cười, vui sướng hay đau khổ… là cả một vùng ký ức của những mảnh đời trên từng góc phố, con đường mà ta vẫn luôn lại qua…

Có rất nhiều tác phẩm viết về mảnh đất và con người Hà Nội nhưng dường như chưa bao giờ là đủ. Bởi trong tâm thức nhiều người, từ chiếc lá rơi hanh hao chớm thu đến bóng mây phản chiếu xuống hồ Gươm, mùa sấu rụng, hương cốm mới, bát phở nơi ngõ quen… cũng đủ để tạo thành nỗi luyến nhớ cả đời, ngay cả khi chưa một ngày rời xa Hà Nội. Ðó cũng có thể là vì hình ảnh sinh động của một “gã” bán hàng ở chợ Ðồng Xuân: “Anh ta đầu đội thúng, mồm và mông dẻo nguây nguẩy, nói tục như ranh.

Bánh dày giò của Phương đồng cô tinh tế khó tả, một thứ quà tuyệt phẩm của chợ” (Ðàn ông ngồi chợ) hay như “hàng mì vằn thắn bán đêm góc phía rẽ đi Hàng Cá, nó tấp nập lẳng lặng ẩn vào một cửa đền cổ rêu phong bảo thủ như chính khẩu vị của một tay chơi già dặn gốc Hàng Ðào” (Nhớ quà rong) hoặc những quán cà phê “chỉ bán theo ý chủ chứ nhất định không chiều theo ý khách”. Là tiếng thở dài khẽ khàng khi phố cổ giờ không còn giữ được nét xưa bởi “cái điêu luyện hào sảng phố phường ngấm ngầm bị rơi rụng thành trơ trọc hợm hĩnh. Các hàng quà chui dần vào các nhà hàng sáng choang cửa kính máy lạnh hoặc vớt vát giả trang theo kiểu xô bồ quang gánh vớ vẩn quê mùa. Một tô bún, một bát phở sẽ nhạt đi, sẽ loãng ra trong cái lộn nhộn của những cô, những cậu ngu ngơ ngoại tỉnh tinh tươm đồng phục. Cầm lòng vậy, đành lòng vậy. Cũng như Hà Nội bây giờ không còn phố cổ mà chỉ còn phố nhớ” (Nhớ quà rong)...

Và cứ thế, qua từng trang sách, người đọc có cảm giác như được tác giả Nguyễn Việt Hà nắm tay, dắt đi dạo qua từng con phố, trỏ vào những góc quen rồi kể cho nghe chuyện xưa, chuyện nay với nét mặt vui - buồn theo từng câu chuyện kể. Bằng tâm thế của người chứng kiến một Hà Nội với “chất Tràng An” thấm đẫm trong từng nếp ăn, nết ở, tác giả qua những trang viết của mình gợi lên cho “khách phương xa” được hoà mình vào không gian cũ của những thời khắc cũ để từ đó nói về chuyện ngày nay. “Vào cái đêm rằm lồng lộng trăng ấy, người ta sửa lễ vật dâng cúng trời đất ở nhà chùa hoặc đình, đền, miễu. Mâm cỗ chờ trăng tròn đầy na, bưởi, hồng, chuối phưng phức mùi bánh nướng, bánh dẻo thêm nữa bánh đậu xanh, bánh phu thê”. (Chơi với trăng thu), đó là “mùi của tử tế. Cái mùi này rạo rực bảng lảng tràn ngập, có điều chỉ cảm được thôi vì cực kỳ khó tả. Khác hẳn ngày thường, mọi người dường như yêu nhau hơn, thương nhau hơn.

Không cứ phải là ruột thịt người thân, không cứ phải là gần gũi hàng xóm, bất cứ ai trong ba ngày Tết khi đi ra đường cũng luôn náo nức tươi vui, hân hoan, vị tha. Những lời đẹp nhất, tốt nhất, chỉ chân thành mong được nói với người khác” (Nhớ mùi Tết cũ) chứ không phải là cảnh “nhỡ có qua quýt tai nạn, thì cả hai bên đều văng tục phừng phừng nhận đúng. Sau một hồi xỉ vả, cả hai tranh nhau rút iPhone 5S gọi vợ, gọi con, gọi bạn bè đến trợ giúp để đánh chửi hội đồng”.

Nói như vậy không có nghĩa là Hà Nội của ngày nay đã mất đi sự thanh lịch, chất Tràng An vốn có của mình, nhưng quả thật, với mật độ dân số cơ học dày đặc như hiện nay, “những người muôn năm cũ” ít nhiều đã ngậm ngùi “chưa đi mà đã nhớ” về một Hà Nội của ngày cũ với những bản sắc không nhầm lẫn vào đâu được. Ðọc “Mặt của đàn ông” của Nguyễn Việt Hà để thấy nhớ về một Hà Nội của ngày cũ, để hoà mình vào sự biến đổi của Hà Nội, để thấy mạch sống của đô thị như lướt qua, và nơi đó, có khuôn mặt của những thị dân như Nguyễn Việt Hà - khóc cười theo từng mạch đập của cuộc sống ấy./.

Ngọc Lợi

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.