ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 16:24:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Em tôi

Báo Cà Mau (CMO) Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi Con tôi chết bởi lời người hát ru (Đồng Đức Bốn)

Sáng nay sương trắng giăng đồng. Phía bờ sông, mấy cánh bông mù u rớt thơ thẩn theo chiều gió. Xóm vắng thêm dài nỗi nhớ bởi câu hò ai đó vọng lại cuối chân trời. Tôi sửa soạn đi học. Cũng như mọi bận, tôi lấy mo cau cơm mà mẹ vắt sẵn bỏ vào bọc ni lông, một gói muối mè vuông vức bằng giấy nhựt trình để cạnh bên. Con Thêu dụi mắt:

- Anh Hai, anh Hai đi học hả? Chiều anh Hai về làm cào cào lá dừa cho em chơi nghen…

- Mày rảnh… Con gái con lứa gì suốt ngày chơi như con trai… Hông làm, hông làm - Tôi cằn nhằn.

- Kệ anh Hai… -  Thêu bĩu môi dài, đôi má phúng phính và cặp mắt tinh ranh.

Trường làng tôi dăm chục đứa học. Ông giáo Huế già lọm khọm lúc nào cũng đeo kính nhưng lúc nào cũng tuột luốt, để lộ đôi mắt trắng đục. Lúc nhìn, ông nhướn cặp mắt của mình, mà tôi cơ hồ rằng nó chẳng ăn nhập gì với cặp kính đang đeo cả. Bọn tôi đứa nào cũng như đứa nào, đi học vẫn quần cụt, áo sứt nút. Đứa nào ngon thì cơm nắm mo cau, muối mè. Đứa nào tệ hơn chút thì khoai lang, khoai mì hay bất cứ cái gì ăn được. Nhiều đứa đi học mà còn không có gì ăn, giờ ra chơi ngó miệng người ta chảy nước miếng. Nói chung, chuyện ăn uống không mấy quan trọng với tụi tôi. Đi học có cái vui mà ở nhà không bao giờ có được. Ở nhà, rề rề quậy phá là bị ăn cây vô đít, còn ở trường, chúng tôi thoải mái hơn. Một ông thầy giáo già đâu thể quán xuyến mấy chục đứa tiểu yêu. Với lại, theo chỗ tôi biết, từ xưa tới giờ ông thầy chẳng đánh ai bao giờ, chỉ có nết chửi thì vô cùng dữ dội. Có bận, ông tua một hơi:

- Lũ chúng mày phá làng phá nước, sau này rồi thì vô dụng cả… Một lũ vô dụng cả… Đồ nhất quỷ nhì ma…

Nghe ông rân cổ chửi mà chúng tôi cười ngất. Ấy là hôm thằng Cu Đen lén chà trái mắt mèo lên cái bàn xiêu vẹo của ông giáo. Mới đầu, ông ngó ngoáy khó chịu, sau đó ông cứ đưa tay gãi đít liên tục. Càng gãi càng ngứa, ở dưới tụi học trò càng cười. Có đứa mách nước cho ông:

- Thầy ra lấy bẹ khoai môn chà vô là hết ngứa…

Dù bán tín, bán nghi, ông giáo già làm theo. Tội nghiệp, thứ môn ngứa mọc khắp đồng khi chà vô người thì… ngứa phải biết. Kham hết nổi, ông giáo chạy sang chú Năm một mắt ở cạnh trường cầu cứu:

- Chú cứu tôi, lũ nhỏ hại tôi ngứa thừa sống thiếu chết…

Minh hoạ:  Minh Tấn

Chú Năm một mắt lẳng lặng lấy cây đèn cầy đốt lên, kêu thầy giáo hơ tay cho ấm, áp vô mấy chỗ ngứa. Thầy làm theo, chẳng mấy chốc thì dứt cơn. Kể như hôm đó, chúng tôi không có học hành gì ráo trọi. Viết bài, đọc bài thì bị phạt đứng nhỏng, ông giáo không cho ra chơi. Bắt thằng Cu Đen và đứa chỉ lấy môn ngứa chà vô người ông giáo mời cha mẹ lên gặp thầy.

Thời gian chúng tôi mong chờ nhất chính là khi tan học. Tầm gần trưa, chúng tôi cứ thế lao ra đồng, chơi đủ trò. Thường là vắt vẻo trên ngọn dừa, ngọn ổi, ngọn xoài. Không thì tha thẩn ra bờ chuối xem có quày nào chín bói để bẻ ăn. Chán chê thì xuống mương phèn đắp đập mò cá, giặm chuột đồng. Nổi lửa lên thì chỉ một lúc nào là cá, nào là chuột nướng vàng ươm, chấm với muối trắng ăn ngon thôi rồi.

Lu bu nhất là nhỏ em gái tôi. Má sanh nó sau tôi 4 tuổi, cứ lẽo nhẽo suốt ngày đòi theo tôi chơi đến điếc hết lỗ tai. Tôi mà cự nự hoặc không đồng ý chuyện gì thì nó chớp chớp đôi mắt tròn xoe ầng ậng nước rồi kêu nhệ nhệ "anh Hai, anh Hai" nghe mà giỡn óc. Tôi là ghét nhứt mấy đứa con gái nhõng nhẽo, ẻo lả, dai nhách dai nhằng. Thêu chưa được đi học vì trường làng chỉ nhận đứa đủ 7 tuổi, nó mới có 6 tuổi. Nhà ba má tôi phải đi làm hàng xáo cho nên khi tôi đi học, nhiều lúc Thêu ở nhà lủi thủi một mình.

Hôm đó, sương trắng giăng đồng. Tự nhiên buổi trưa, mưa dông nổi lên u ám. Tôi chợt nhớ lời ba mẹ dặn về sớm để coi chừng con Thêu. Văng vẳng lời nó nói: Anh Hai về làm chong chóng lá dừa cho em… Tôi bỏ lũ bạn chạy một hơi về nhà.

- Thêu ơi! Em ăn cơm chưa, anh Hai đói bụng rồi nè.

Bình thường, con Thêu sẽ ra cười mỉm chi với tôi rồi nhảy chân sáo ra phía sau khệ nệ bưng mâm cơm lên lễ phép mời anh Hai ăn. Mái tóc loà xoà của nó sẽ bay ra và dính vào cả cái miệng chúm chím cười. Nhưng hôm nay sao Thêu đâu chẳng thấy. Lòng tôi chộn rộn một nỗi lo lắng mơ hồ. Tôi gọi lớn hơn, gọi liên hồi. Rồi tự dưng tôi bật khóc, chạy ra sau vườn, vừa gọi em vừa kêu cứu:

- Làng xóm ơi, có ai cứu em tôi…

Sau đó, tôi chỉ còn lờ mờ nhận biết những hình ảnh diễn ra trước mắt mình. Người ta bồng con Thêu lên với cái bụng trương phình nước. Cái ao bèo xanh dày mặt. Có người nói mơ hồ, chắc con nhỏ thấy mặt bèo tưởng mặt đường đi được bước xuống hụt giò. Có người nói, mấy ngày trước thấy nó cho chuồn chuồn cắn rún, chắc là muốn học lội sông. Phải rồi, mấy lần tôi đi tắm xong, con Thêu đòi theo cho bằng được, nhưng dễ gì tôi cho đi theo. Rồi tôi thấy mấy người cõng con Thêu vắt ngang lưng chạy lòng vòng quanh sân. Có người đè ngửa cái lu ra để con Thêu trên đó mà lăn, mà hơ lửa. Nhưng sao Thêu không tỉnh lại. Mặt nó tái lợt, môi mím chặt như giận hờn ai đó. Nó giận ai? Nó giận tôi mê chơi bỏ nó ở nhà một mình chớ đâu. Ba mẹ tôi về tới. Xuồng lúa mới chà xong chưa kịp bán. Má tôi té xỉu. Ba tôi chạy tới ôm con Thêu lên rống như sấm trời, nhưng ngay sau đó trấn tĩnh lại.

- Bà con đừng xúm lại đông quá! Để tui, còn nước còn tát. Thêu ơi! Con đừng bỏ ba mẹ nghen con…

Ba tôi lấy hơi căng lồng ngực rồi hà hơi cho Thêu. Thấy ba vững tâm, tôi cũng bớt bấn loạn. Tôi thầm nghĩ, nếu mà Thêu tỉnh dậy, tôi thề sẽ yêu thương và cho Thêu đi tắm sông chung, đi thả diều chung, làm cào cào lá dừa… Thêu ơi! Em đừng giận mà bỏ anh.

Khi ở ngoài có lời bàn tán, những tiếng thở dài, những cái lắc đầu thì một kỳ tích xảy ra. Thêu ọc từng dòng nước đỏ bầm trộn với bèo xanh. Người Thêu co giật mạnh mấy cái rồi những hơi thở mạnh như nấc cụt vang lên.

- Con Thêu tỉnh rồi! Trời đất ơi, con tôi tỉnh lại rồi.

Đầu trên xóm dưới vây kín sân nhà tôi. Ai cũng nở nụ cười sung sướng. Vậy là tốp người pha trà gừng, tốp người lớn vô đốt nhang cắm đỏ lư hương bàn thờ. Có người bàn tán:

- Con nhỏ này coi như chết đi sống lại, gặp nạn lớn mà qua khỏi là có phúc lớn hậu vận.

Ba tôi ôm bé Thêu, chuyền tay cho mẹ tôi lúc này đã hồi tỉnh. Cặp mắt Thêu he hé mở. Tôi chạy theo chỉ kịp chạm khẽ vào tay em:

- Thêu ơi! Anh Hai xin lỗi. Thêu muốn gì anh Hai cũng chiều hết…

Sáng nay, sương trắng giăng đồng. Tôi đến lớp với bài tập đọc “Làm anh khó đấy”. Đúng thật! “Làm anh khó đấy/Phải đâu chuyện đùa/Với em gái bé/Phải “người lớn” cơ…". Tan học, tôi co giò chạy về nhà để chơi với Thêu. Ngang qua chỗ cua quẹo có cây mù u, tôi sung sướng vì thấy con Thêu nhảy ra hù doạ, miệng nở nụ cười mỉm chi ngộ nghĩnh:

 - Anh Hai sợ hông…

Với dáng vẻ dùng dằng nhõng nhẽo, Thêu nài nỉ:

- Anh Hai làm cho em cặp cào cào. Đi mà anh Hai, anh Hai thương em nhứt mà…

Cặp cào cào lá dừa hồi khuya qua tôi làm đã xong còn cất kỹ trong bọc sách vở, nhưng phải giả bộ giận để chọc Thêu:

- Hông sợ, nhưng mà giận út Thêu rồi. Hôm bữa, lỡ mà trễ một chút nữa thì…

- Thì sao hả anh Hai…

Tôi lấy cặp cào cào ra cười nhe răng:

- Thì cặp cào cào này ai chơi đây…

Thêu cười rạng rỡ:

- Anh Hai cho em hả? Em cảm ơn anh Hai.

Trên con đường làng thân thuộc, anh em chúng tôi nhảy chân sáo về nhà. Tôi thầm nghĩ về bài tập đọc ở lớp, làm anh cũng có khó chút chút, nhưng vui thật vui. Đôi má Thêu phúng phính trong nắng vàng rực rỡ, đôi cào cào lá dừa trên tay như chộn rộn muốn tung bay giữa không gian./.

Phạm Quốc Rin

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.