ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 08:27:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

Báo Cà Mau Ðầu năm 2023, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, có 426 hộ nghèo, đến thời điểm này, số hộ nghèo giảm còn 282 hộ, chiếm 8%. Tuy vẫn ở mức khá cao nhưng đó là nỗ lực đáng ghi nhận.

Khánh Lâm là 1 trong 6 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của tỉnh. Với xuất phát điểm thấp, kinh tế - xã hội khó khăn nên địa phương luôn quan tâm thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Ông Lê Thanh Mãi, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Các cấp, ban, ngành, chính quyền xã luôn quan tâm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. Người dân đa phần từ nhiều nơi về đây sinh sống, ít đất sản xuất, làm nghề đi biển hoặc lao động tự do, trình độ dân trí thấp, đông con, bệnh tật... nên thu nhập bấp bênh. Từ nguồn lực Nhà nước hỗ trợ thông qua các dự án, chương trình giảm nghèo, đời sống nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn từng bước ổn định”.

Nhờ những nguồn lực hỗ trợ, người dân phát triển kinh tế, số hộ nghèo tại xã Khánh Lâm giảm dần qua từng năm.

Gia đình bà Nguyễn Kim Cương, Ấp 5, trước đây thuộc diện hộ nghèo, nghề nghiệp không ổn định và không đất sản xuất. Thấy được sự quyết tâm, mong muốn thoát nghèo của gia đình, địa phương xét duyệt hỗ trợ cất căn nhà 44 triệu đồng, tạo điều kiện cho gia đình vay vốn chính sách 30 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ 4 con heo giống, 20 bao thức ăn, trị giá hơn 20 triệu đồng.

 Từ các nguồn vốn hỗ trợ kịp thời giúp gia đình bà Nguyễn Kim Cương an tâm sản xuất, tăng thu nhập.

“Trước đây, kinh tế chỉ dựa vào tiền làm thuê của chồng tôi. Nhờ được hỗ trợ cất nhà, cho vay vốn để làm ăn, lại còn cho con giống chăn nuôi, gia đình tôi có cơ hội phát triển kinh tế. Tôi rất mừng, cảm ơn chính quyền địa phương”, bà Nguyễn Kim Cương cho biết.

Theo đó, gia đình tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo vào cuối năm 2023. Từ thu nhập của chồng và thêm phần tích luỹ nhờ nuôi heo, bà Nguyễn Kim Cương sửa chữa lại chuồng trại, tái đàn, hy vọng thoát nghèo bền vững.

Cùng ở Ấp 5, gia đình ông Trương Văn Thống cũng tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo vào đầu năm nay, sau khi được trợ lực từ nguồn vốn đa dạng hoá sinh kế thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ðược hỗ trợ kinh phí 20 triệu đồng từ heo giống, thức ăn, vắc xin, gia đình ông chăn nuôi hiệu quả.

Ông Trương Văn Thống chia sẻ: “Không đất sản xuất, gia đình thuê đất làm vuông ở Ngọc Hiển, nhưng mấy năm nay giá tôm bấp bênh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ðược hỗ trợ vốn chăn nuôi, tôi mừng lắm, vì có cơ hội làm ăn. Gia đình tôi ráng phấn đấu chăn nuôi, tích luỹ dần để cất lại căn nhà, ổn định cuộc sống”.

  Vui mừng khi được Nhà nước hỗ trợ con giống, hiện tại gia đình ông Trương Văn Thống đã tái đàn, phát triển mô hình chăn nuôi.

Ông Huỳnh Công Khang, Bí thư Chi bộ Ấp 5, chia sẻ: “Ðời sống bà con vùng này trước đây khó khăn lắm, đa phần là dân di cư đến đây làm thuê, không nghề nghiệp ổn định. Nhờ áp dụng các mô hình kinh tế phù hợp, cùng với nguồn vốn hỗ trợ kịp thời mà đời sống người dân dần khởi sắc hơn. Mong rằng các nguồn vốn giảm nghèo phát huy hiệu quả, góp phần cùng địa phương giúp hộ khó khăn thoát nghèo bền vững”.

Giai đoạn 2022-2023, với nguồn vốn gần 14 tỷ đồng được Trung ương hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (2021-2025), UBND xã triển khai thực hiện 10 công trình xây mới và sửa chữa lộ giao thông và 6 mô hình, dự án phát triển kinh tế.

“Thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt, sự linh hoạt, tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, xã hội hoá của địa phương, tin rằng số hộ nghèo, hộ khó khăn sẽ dần ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững”, ông Lê Thanh Mãi kỳ vọng./.

 

Hằng My - Phương Du

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.