ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:50:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HTX vệ tinh - Bệ đỡ cho kinh tế tập thể

Báo Cà Mau Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển quan tâm phát triển lĩnh vực hợp tác xã (HTX) để tạo động lực phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, thị trấn khuyến khích các hộ dân liên kết với nhau để tạo ra các HTX vệ tinh, đủ cung ứng sản phẩm quanh năm cho thị trường.

Ông Lê Hoài Phương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, nhìn nhận, huyện có tổng số 33 HTX nhưng hiện có 4 HTX đã ngưng hoạt động, giải thể. Qua đánh giá, phần lớn các HTX còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động, chưa có sự liên kết, chưa chủ động tìm đầu ra sản phẩm, phụ thuộc nguyên liệu chế biến; nhiều cơ sở chưa dám ký kết với đối tác duy trì cung ứng sản phẩm.

Là một trong những HTX hoạt động hiệu quả, HTX Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây, thành lập năm 2013 với 11 thành viên, chủ yếu chế biến các sản phẩm đặc sản của địa phương, lợi nhuận mỗi năm trên 10 tỷ đồng. Ðến nay, HTX có 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. HTX không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, liên kết các thành viên với nhau nhằm cung ứng từ đầu vào đến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi, luôn phát triển các sản phẩm đáp ứng cho các đối tác lớn. HTX có 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi, chia sẻ: “Theo tôi, việc thành lập HTX vệ tinh là yêu cầu cần thiết, bởi HTX vệ tinh sẽ tập hợp được những thành viên giỏi, có chí tiến thủ, chịu làm ăn, chịu tìm kiếm thị trường, hết lòng vì tập thể, sẽ là mấu chốt quan trọng để chúng ta phát huy được kinh tế tập thể”.

“Ðã qua, cái vướng của HTX là không chủ động được nguồn tôm nguyên liệu để chế biến sản phẩm đặc sản của địa phương phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. HTX cũng không mạnh dạn ký kết với đối tác vì nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào con nước xổ vuông. Nếu chủ động thu mua nhiều mà bán ra không hết thì HTX lỗ vốn, một phần do kênh phân phối sản phẩm của HTX cũng còn yếu, mạnh ai nấy kiếm thị trường dẫn đến phân khúc bán ra manh mún”, ông Chương nhìn nhận.

Phát triển kinh tế HTX hiện nay còn là mấu chốt quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. (Ảnh chụp tại Công ty Chế biến thuỷ sản Chí Tâm, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc).

Theo ông Võ Chí Dũng, HTX Thanh Tâm, xã Viên An, hiện nay đội ngũ quản lý HTX chưa phát huy hết năng lực điều hành của mình khiến quá trình kinh doanh không mang lại lợi nhuận cao; một số thành viên chưa có sự liên kết với nhau. Mỗi thành viên phải đặt lợi ích của tập thể lên trên hết và phải có tiếng nói chung thì hiệu quả hoạt động của HTX mới bền vững.

Bà Quách Thị Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, thông tin: “Ðể giúp các HTX hoạt động hiệu quả, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các thành viên trong HTX liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao và tạo điều kiện để các HTX tham gia tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng hiện đại. Qua đó, từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ của kinh tế hộ, mạnh dạn góp vốn để HTX mạnh về chất lượng, cung ứng đủ lượng sản phẩm bán ra thị trường quanh năm”.

Hiện nay, các HTX trên địa bàn huyện quan tâm đầu tư công nghệ, máy móc để đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm bán ra thị trường. (Ảnh chụp tại Công ty Chế biến thuỷ sản Chí Tâm, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc).

Ðịnh hướng của huyện Ngọc Hiển là tập trung hỗ trợ phát triển các HTX để nâng cao khả năng sản xuất, tạo thành chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu; tạo điều kiện để các HTX cải tiến công nghệ, mẫu mã sản phẩm, áp dụng hiệu quả các kênh phân phối bán hàng qua các nền tảng số, nền tảng mạng xã hội...

Ông Ðặng Minh Khởi, Phó chủ tịch UBND huyện, thông tin, tới đây mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện sẽ xây dựng 1 HTX vệ tinh, là mô hình mẫu để các HTX học tập, phát triển. HTX vệ tinh sẽ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng mang thế mạnh của địa phương. Ban giám đốc của HTX vệ tinh sẽ là những người am hiểu, có kiến thức kinh doanh và biết nắm bắt thị trường để cung ứng sản phẩm./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

49 dự án tham gia vòng sơ tuyển CamaUP’24

Chiều 19/9, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) chủ trì vòng sơ tuyển Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24 - Think green for sustainable startup).