ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 10:33:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khá lên nhờ chuyển đổi phù hợp

Báo Cà Mau Luân canh lúa - tôm thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hình thành vùng chuyên canh lúa - tôm quy mô lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, giúp nhiều nông dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh đổi đời, vươn lên khá giàu.

Xã Khánh Thuận có 2.000 ha lúa - tôm, tập trung ở các ấp: 1, 4, 9, 11... việc chuyển đổi từ đất trồng lúa 2 vụ sang mô hình lúa - tôm đã tạo đòn bẩy giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Nông dân xã Khánh Thuận thu hoạch tôm càng xanh.

Nông dân xã Khánh Thuận thu hoạch tôm càng xanh.

Thời điểm năm 2010, khi người dân sản xuất lúa 2 vụ năng suất thấp, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất. Ông Tôn Trung Thuyền, Ấp 9, cho biết: "Trước đây trên diện tích 2 ha đất, gia đình tôi canh tác lúa 2 vụ trong năm, nhưng năng suất thấp, tình hình xâm nhập mặn thường xuyên, bị khô hạn, nhiễm phèn nên việc canh tác rất khó khăn, vì vậy đời sống của gia đình tôi cũng như bà con ở đây rất chật vật. Khi Nhà nước có chủ trương, gia đình đã thực hiện chuyển đổi. Hiện tại, tôi làm vụ lúa đông xuân, kết hợp thả tôm, cua trên 2 ha đất”.

Thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, tôm bị mắc các loại bệnh như: đốm trắng, nấm, thối đuôi, đen mang... Ông Thuyền đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc từ những người có kinh nghiệm nuôi hiệu quả, nhờ đó tôm, cua sinh trưởng và phát triển tốt, hiệu quả, đã giúp gia đình ông mỗi năm có thu nhập 200 triệu đồng. Từ ngày chuyển sang trồng lúa 1 vụ kết hợp thả nuôi tôm, cua, gia đình ông Thuyền có của ăn của để, không còn cảnh khó khăn như trước.

Câu chuyện đổi đời của hộ ông Thuyền cũng là quá trình vươn lên làm giàu của nhiều hộ nông dân xã Khánh Thuận. Như ông Huỳnh Văn Tâm, Ấp 9, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi mang lại, ông duy trì trồng 1 vụ lúa, thả nuôi xen tôm, cua. Ông Tâm cho biết, mùa nước ngọt làm vụ lúa đông xuân, ông chọn tôm càng xanh thả nuôi kết hợp trong ruộng lúa, còn lại những tháng nước mặn thì thả tôm sú, cua, cho thu hoạch gần như quanh năm. Hình thức canh tác này giúp tăng năng suất trên cùng diện tích đất; gốc rạ sau khi thu hoạch lúa giúp cải thiện được môi trường, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cua, từ đó cho năng suất, hiệu quả cao. “Vụ lúa kết hợp xen canh tôm càng xanh mới thu hoạch gần đây cho năng suất cao. Với hơn 2 ha, tôm càng xanh đạt 300-400 kg/ha, năng suất lúa ST 24 đạt 4 tấn/ha, trừ các khoản chi phí còn 150 triệu đồng, thêm khoản tiền bán tôm sú, cua cũng gần ngần ấy”, ông Tâm chia sẻ.

Thương lái thu mua tôm càng xanh.

Thương lái thu mua tôm càng xanh.

Ông Tâm khẳng định: “Hơn 10 năm qua, từ khi chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang cây trồng, vật nuôi phù hợp cho kinh tế cao hơn, thu nhập đạt hiệu quả gấp 2-3 lần so với trồng lúa 2 vụ, nhờ vậy đời sống gia đình khá hơn, các con có điều kiện đến trường”.

Ông Hồ Tương Lai, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Việc chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân ổn định cuộc sống, làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Hiện nay, xã đang phối hợp với các ban ngành tỉnh, huyện thực hiện sản xuất lúa - tôm theo tiêu chuẩn sạch, toàn xã có 100 ha lúa tôm VietGAP; 45 ha lúa - tôm hữu cơ. Xã đã kêu gọi các doanh nghiệp địa phương thu mua sản phẩm lúa - tôm trên địa bàn, nhìn chung trong những năm qua, đầu ra, giá cả các mặt hàng lúa - tôm rất thuận lợi và ổn định”./.

 

Tiểu Ái

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.