ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 04:19:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khu neo đậu có còn chỗ đậu? Bài cuối: Hạn chế từ khâu quy hoạch

Báo Cà Mau (CMO) Mâu thuẫn ngay trong quy hoạch là nguyên nhân chính khiến tình trạng lấn chiếm tại KNĐTTB Sông Đốc diễn ra trong thời gian dài và mỗi lúc một nhiều hơn cả về số hộ, diện tích và quy mô. 

Được biết, quy hoạch KNĐTTB Sông Đốc được hình thành trước quy hoạch Khu Công nghiệp Sông Đốc. Khi đó, ngành thuỷ sản (Sở Thuỷ sản cũ) không thống nhất khu công nghiệp đặt tại vị trí như hiện nay (phía trên KNĐTTB) mà đề nghị sử dụng toàn bộ phần diện tích này làm khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, cuối cùng các ngành chức năng vẫn quyết định hình thành khu công nghiệp trên khu vực này và tạo ra mâu thuẫn với KNĐTTB Sông Đốc. Những mâu thuẫn và hạn chế của hai quy hoạch này được Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng phân tích, đánh giá rõ hơn qua cuộc trao đổi với phóng viên báo Cà Mau.

Mâu thuẫn trong quy hoạch

- Xin ông cho biết những hạn chế và mâu thuẫn đáng lưu ý nào giữa quy hoạch KNĐTTB Sông Đốc và Khu Công nghiệp Sông Đốc?

Ông Châu Công Bằng: Ngoài vị trí chưa hợp lý, Khu Công nghiệp Sông Đốc được hình thành trong điều kiện quy hoạch không có đường nội bộ, không có hệ thống kết nối với cầu cảng, bến cảng riêng biệt. Do đó, khi các doanh nghiệp vào đầu tư trong điều kiện thực tế ấy, để có đường vận chuyển hàng hoá, vật tư, thiết bị buộc họ phải xây dựng các bến tự phát trùm qua khu vực KNĐTTB. Ban đầu chỉ là những cơ sở nhỏ lẻ nhưng không được giải quyết dứt điểm, dần dần khu công nghiệp càng lớn hơn thì tình trạng lấn chiếm càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong tình cảnh này, nếu xử lý kiên quyết các doanh nghiệp gần như phải đóng cửa. Chính vì không thể cương quyết xử lý dẫn đến tồn tại kéo dài như thời gian qua.

Đồng thời, ngay trong quy hoạch thiết kế xây dựng KNĐTTB Sông Đốc cũng không phù hợp với đặc thù của khu vực ĐBSCL, vùng mà cửa biển, cửa sông không được che chắn bởi các vịnh, eo như miền Bắc, miền Trung. Do đó, KNĐTTB Sông Đốc được xây dựng hoàn thành, tàu cá cũng không vào tránh trú bão được. Bởi nó rất khó trong việc hạn chế va đập tàu khi có sóng gió. Đặc biệt là gió giật, thời tiết này nếu tàu vào KNĐTTB neo đậu cũng bị thiệt hại, nên chủ tàu không dám đưa tàu vào. Từ đó, KNĐTTB Sông Đốc không phát huy tác dụng.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (bìa phải) kiểm tra thực trạng khu vực Cảng cá Sông Đốc và KNĐTTB Sông Đốc hồi tháng 12/2018.

- Trước những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch cũng như tình trạng lấn chiếm của tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực KNĐTTB Sông Đốc thời gian qua ngành đã có những động thái gì để tháo gỡ, thưa ông?

Ông Châu Công Bằng: Có giai đoạn UBND tỉnh giao cho ngành nghiên cứu giải pháp để các doanh nghiệp xây dựng cầu dẫn tạm để vận chuyển hàng hoá vừa đảm bảo an toàn, vừa hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động của KNĐTTB. Ngành đã phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát và tiến hành xây dựng cầu mẫu. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn xây dựng, để đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng hoá, mỗi cây cầu phải đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên nên doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời, nếu thực hiện được mà trong trường hợp doanh nghiệp nào cũng có yêu cầu làm cầu thì KNĐTTB Sông Đốc trở thành "bãi" của những cây cầu. Chính vì vậy, phương án này không thực hiện được và sở cũng đã tính đến phương án cầu hơi. Tuy nhiên, phương án này không đảm bảo an toàn và chi phí cũng khá cao. Từ đó, không có phương án nào được triển khai.

Sai đến đâu chịu trách nhiệm đến đó

- Dẫu biết nguyên nhân chính là do quy hoạch chưa phù hợp, song, để xảy ra tình trạng lấn chiếm kéo dài tại KNĐTTB Sông Đốc, trách nhiệm này thuộc về ai?

Ông Châu Công Bằng: Từ khâu thi công xây dựng cho đến quản lý vận hành KNĐTTB Sông Đốc được giao cho ngành thuỷ sản, nay là ngành nông nghiệp. Trách nhiệm chính vẫn là của ngành nông nghiệp. Riêng các đơn vị được giao quản lý từ Thanh tra Sở NN&PTNT (giai đoạn 2009-2013) cho đến Ban quản lý các cảng cá tỉnh (từ năm 2013 đến nay) đều kiểm tra, quản lý khá chặt chẽ. Tất cả các vụ việc vi phạm lấn chiếm trong khu vực KNĐTTB Sông Đốc ngay từ ban đầu đã được lập biên bản đề nghị ngưng. Và các đơn vị này cũng đã phối hợp với địa phương xử lý một số trường hợp (xử phạt hành chính). Các trường hợp vi phạm đều buộc phải làm cam kết khi có chủ trương quy hoạch phải tháo dỡ các công trình trả lại hiện trạng ban đầu. Tất cả các vụ việc vi phạm sở đều báo cáo với UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT, tuy nhiên vẫn không có giải pháp giải quyết dứt điểm.

Các đơn vị có liên quan như thị trấn Sông Đốc, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, có những lúc chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm phối hợp để xử lý. Chỉ thời gian sau này, khi UBND tỉnh có chỉ đạo thì các đơn vị này mới vào cuộc quyết liệt. Riêng ngành tài nguyên và môi trường hầu như trong suốt thời gian đầu không tham gia, mãi đến năm 2016, khi UBND tỉnh chỉ đạo, ngành mới cử lực lượng tham gia quản lý và xử lý các trường hợp vi phạm ở khu vực này.

Cảng cá Sông Đốc là nơi quan trọng để tàu thuyền lên hàng hoá sau chuyến khai thác. Ảnh: Nguyễn Phú

- Nguyên nhân do đâu đến nay đã gần 10 năm đưa vào vận hành khu KNĐTTB Sông Đốc và cả khu vực Cảng cá Sông Đốc vẫn chưa có quyết định giao đất theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau tại Quyết định số 392/QĐ-UB, ngày 31/12/2004, thưa ông?

Ông Châu Công Bằng: Vấn đề này ban đầu gặp một số khó khăn do quy định pháp luật. Sau đó UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục để xin cấp đất. Hiện nay, sở đang chỉ đạo Ban quản lý các cảng cá làm thủ tục để được cấp đất tại KNĐTTB Sông Đốc, kể cả Cảng cá Sông Đốc theo quy định. Tuy nhiên, sự thiếu sót này có phần trách nhiệm của các đơn vị thuộc sở trong việc chậm tham mưu nghiên cứu đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn.

- Vừa qua, dự án nâng cấp Cảng cá Sông Đốc cũng như dự án đầu tư bến cá Hố Gùi còn một số hạng mục không đạt yêu cầu. Vấn đề này đến nay đã được giải quyết như thế nào, thưa ông?

Ông Châu Công Bằng: Các dự án chưa đạt yêu cầu không phải là vấn đề lớn, bởi trong quá trình nghiệm thu phải có vấn đề này vấn đề khác. Tuy nhiên, sở đã đề nghị khắc phục, còn nếu không khắc phục thì không thể quyết toán. Đến nay, nhà thầu cơ bản khắc phục các hạng mục, không có gì đáng lo ngại.

- Xin ông cho biết tiến độ giải quyết việc thanh lý hợp đồng của các hộ dân đang thuê tại khu dịch vụ hậu cần Cảng cá Cà Mau?

Ông Châu Công Bằng: Riêng đối với các trường hợp thuê đất tại khu dịch vụ hậu cần Cảng cá Cà Mau hiện đang chờ chủ trương của UBND tỉnh. Bởi việc thanh lý hợp đồng với các hộ này cũng có một số vấn đề nhạy cảm, việc xử lý phải được tiến hành cẩn thận. Tuy nhiên, hiện nay sở đang đề xuất UBND tỉnh phương án chuyển đổi công năng cho khu vực này, biến toàn bộ khu vực này trở thành công viên cây xanh để đảm bảo môi trường cũng như mỹ quan cho khu vực cảng cá. Khi UBND tỉnh có chủ trương, sở sẽ mời các hộ làm việc và tiến hành cắt hợp đồng, bởi hiện nay đa số các hộ này đã hết hạn hợp đồng, chỉ còn lại 6 hợp đồng.

- Để đảm bảo khu vực an toàn cho tàu thuyền neo đậu khi có mưa bão, giải pháp trong thời gian tới của tỉnh như thế nào, thưa ông?

Ông Châu Công Bằng: Tỉnh đã có báo cáo đề xuất Bộ NN&PTNT xin chuyển đổi công năng KNĐTTB Sông Đốc. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh phương án di dời KNĐTTB sang vị trí mới an toàn hơn. Vị trí được chọn là từ vàm Bà Kẹo chạy dài đến xã Lợi An (bờ Nam) và từ Hải đội II về xã Khánh Lộc (bờ Bắc). Tổng chiều dài 2 bờ khoảng 13 km, dự kiến xây dựng khoảng 300 trụ neo đủ sức cho tàu công suất lớn neo đậu khi có mưa bão và theo đó là hệ thống đường dẫn, đường kết nối, không xây dựng kè. Phương án thiết kế này sẽ phù hợp hơn với điều kiện hiện nay của địa phương. Tuy nhiên, tỉnh đã kiến nghị Bộ NN&PTNT khoảng 3 năm và đã gởi văn bản nhắc lại nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có ý kiến phản hồi. Nếu không có chủ trương cho di dời, tỉnh sẽ gặp khó khăn trong kinh phí đầu tư, bởi khi có chủ trương mới có thể phân bổ kinh phí hoặc kêu gọi đầu tư các nguồn lực. Riêng đối với khu vực KNĐTTB Sông Đốc hiện nay, khi di dời các công trình này vẫn còn phát huy tác dụng là làm kè bảo vệ bờ sông cũng như nơi lên xuống hàng hoá.

- Xin cảm ơn ông!./.

Điều tra của Nguyễn Phú

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.