ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 15-5-25 12:20:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ khó cho người nuôi tôm càng xanh

Báo Cà Mau (CMO) Tôm càng xanh lđang mang lại nhiều hy vọng cho người dân huyện Thới Bình. Tuy nhiên, để người dân có thể đổi đời từ con tôm càng xanh cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn về con giống, phương pháp thu hoạch, đầu ra sản phẩm.

Thiếu giống, thiếu lao động

Những năm gần đây diện tích tôm càng xanh trên địa bàn huyện Thới Bình tiếp tục tăng nhanh. Nếu như năm 2016 toàn huyện chỉ có khoảng 8 ngàn héc-ta thì sang năm 2017 đã tăng lên trên 12 ngàn héc-ta, năm 2018 diện tích người dân thả nuôi hơn 18 ngàn héc-ta. Không dừng lại ở đó, theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm, diện tích này sẽ tiếp tục tăng trong vụ nuôi 2019 tới đây, đạt khoảng 19-20 ngàn héc-ta.

Phương pháp thu hoạch tôm sục bùn mất rất nhiều thời gian và nhân công.

Diện tích cứ tăng nhanh và liên tục qua từng vụ nuôi kéo theo nhiều khó khăn. Một khó khăn dễ dàng nhận thấy nhất trong suốt thời gian qua là phương pháp thu hoạch tôm chưa khoa học. Hầu hết người nuôi tôm càng xanh chỉ có một giải pháp thu hoạch chính là sục bùn làm tôm thiếu ô xy nổi đầu để thu hoạch.

Phương pháp thu hoạch này không chỉ làm giảm chất lượng tôm do bị nhiễm tạp lẫn sình bùn mà mất khá nhiều thời gian và nhân công. Là một trong những hộ khá thành công và đã thực hiện nhiều vụ nuôi tôm cành xanh, ông Dương Thanh Tòng, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cho biết, 1 ha nuôi tôm càng xanh khi thu hoạch cần từ 5-7 lao động, từ 5-6 giờ mới hoàn thành. Đặc biệt, hiện nay nguồn lao động ở nông thôn vô cùng thiếu, đôi khi có tiền cũng không mướn được.

“Để có đủ lao động thu hoạch 2,8 ha tôm càng xanh trong vụ nuôi năm 2018, gia đình phải huy động anh em bà con tận tỉnh Bạc Liêu về giúp. Việc huy động người thân thu hoạch tôm càng xanh là giải pháp được nhiều người áp dụng do thuê không có lao động”, ông Tòng chia sẻ.

Việc đảm bảo cung cấp giống tôm càng xanh toàn đực cho bà con cũng đang là khó khăn lớn hiện nay. Qua tìm hiểu được biết, nguồn giống tôm càng xanh toàn đực chủ yếu được cung cấp từ Trung tâm Giống thuỷ sản tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu thuỷ sản II (chủ yếu là Phân viện Thuỷ sản Nam Sông Hậu - Trại Giống thuỷ sản Bạc Liêu). Giá giống khoảng 400-450 đồng/con và thường bị thiếu hụt khi vào cao điểm. Theo tính toán sơ bộ, trong vòng 2 tháng (tháng 6 và 7), riêng trên địa bàn huyện Thới Bình phải cần đến 19-20 triệu con giống.

Ngoài ra, do hoạt động nuôi diễn ra đồng loạt vào những tháng mùa mưa nên khi thu hoạch cũng đồng loạt, có ngày cả mấy trăm tấn nên việc "dội" hàng là điều khó tránh khỏi. Anh Trần Mạnh Toàn, một thương lái đến từ tỉnh Bạc Liêu, cho biết, sản phẩm tôm càng xanh được chia thành 2 dạng. Loại ướp đá sẽ đưa về các đầu mối tại TP Hồ Chí Minh, một phần được xuất sang Campuchia, Trung Quốc, còn lại tiêu thụ nội địa. Riêng sản phẩm tôm ô xy phần lớn được tiêu thụ tại các nhà hàng, chợ nông sản các tỉnh trong nước, nhưng tập trung nhiều tại Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố du lịch khu vực miền Trung.

Làm tốt từ khâu chuẩn bị ao đầm

Có thể thấy, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm càng xanh rất đa dạng nhưng chưa có sự quản lý chặt chẽ. Việc tiêu thụ thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các điểm, cơ sở thu mua đầu mối và các thương lái thu gom.

Để giải quyết khó khăn trên, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác chuẩn bị ao, đầm nuôi. Khi ao đầm nuôi được chuẩn bị tốt sẽ chủ động phương pháp thu hoạch, là cơ sở hướng tới thị trường tiêu thụ tôm ô xy. Đồng thời, tổ chức liên kết các hộ nuôi thu hoạch đồng loạt để có sản lượng lớn, khi đó ký kết hợp đồng tiêu thụ sẽ dễ dàng và giá trị kinh tế đạt cao hơn.

Việc thu hoạch bằng phương pháp sục bùn như đã qua khiến chất lượng tôm giảm, từ đó giá thành không cao.

Để thu hoạch tôm càng xanh tiện lợi và hiệu quả, Sở NN&PTNT đưa ra khuyến cáo, khi thiết kế ao, đầm nuôi, dưới lòng kênh đào một hố sâu hơn mặt đáy kênh khoảng 0,5-0,7 m, chiều dài khoảng 3 m, tuỳ theo chiều dài kênh mà bố trí một hay nhiều hố cho phù hợp. Đến khi thu hoạch sẽ bố trí hệ thống lưới gạn tôm dưới hố này, sau đó cho rút nước cạn dần tôm sẽ dồn về phía hố và cất lưới thu hoạch. Qua thực tế, phương pháp này thu hoạch hết lượng tôm có trong vuông từ 80-90% trở lên và khá nhanh, giảm chi phí nhân công, chủ động thời gian thu hoạch, chất lượng sản phẩm tôm sạch hơn...

Riêng về nguồn con giống, ông Bằng cho biết thêm, sở đã triển khai chỉ đạo Trung tâm Giống nông nghiệp làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị cung ứng giống, phòng NN&PTNT các huyện xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng giống tôm càng xanh cho người nuôi trong tỉnh để giảm bớt tình trạng người dân mua giống trôi nổi trên thị trường.

Tin rằng những giải pháp này sẽ góp phần đưa con tôm càng xanh không riêng của huyện Thới Bình mà toàn tỉnh mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân./.

Nguyễn Phú

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.