ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 10:10:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ký ức đất cầm trâu

Báo Cà Mau (CMO) Sau 42 năm, từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đời sống người dân ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đang đổi thay từng ngày. Những căn nhà tường khang trang mọc lên san sát với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình, minh chứng một cuộc sống ấm no, sung túc.

Những hình ảnh đó, hơn 15 năm trước chỉ có trong giấc mơ của những người lạc quan nhất trong ấp, vì hơn phân nửa diện tích đất ở đây là đất gò, nhiễm phèn nặng, không có giống cây gì đơm hoa kết trái được. Ấp nằm lọt thỏm trong cánh đồng ngút ngàn phủ một màu xanh của năn, cỏ dại, chỉ có thể để cầm trâu. Không ít người vì không bám trụ nổi, đã bán đất đi làm ăn sinh sống nơi khác; với những người yêu đất, bám trụ thuỷ chung, giờ đất đã cho mùa trái ngọt.

Một thời gian khó

Ông Tám Quảng (Dương Lý Quảng, 73 tuổi, ở ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình) một trong số ít lão nông cố cựu trong ấp. Dù tuổi đã cao nhưng sức khoẻ ông Tám vẫn tốt, trí nhớ minh mẫn. Ông Tám cho biết: “Hồi đó, theo vận động của cấp trên, dân quân địa phương hợp sức dùng cuốc, xẻng đào con kinh để tải đạn đánh giặc. Con kinh này trong chiến tranh được gọi là kinh Dân Quân, sau giải phóng, đổi lại thành kinh Chống Mỹ và tên ấp Chống Mỹ là đặt theo tên kinh Chống Mỹ”.

Giờ ra chơi vui nhộn của học sinh điểm trường Tiểu học Chống Mỹ.

“Lúc tôi còn nhỏ ở đây là cánh đồng năn bạt ngàn. Chục ngàn công đất cò bay gãy cánh, nhưng chỉ có mấy trăm công cấy lúa được. Làm lúa cực lắm, mỗi năm chỉ cấy 1 vụ. Không có phương tiện cơ giới như bây giờ nên năng suất chỉ đạt khoảng 10 giạ/công là mừng lắm rồi”, ông Tám Quảng hồi tưởng.

Ngoài thời gian làm ruộng, ông Tám còn phụ gia đình chăn trâu ở cánh đồng năn. “Cánh đồng không trồng trọt gì được hết, người dân lãnh đất cũng chỉ để cất chòi cầm trâu. Lúc đó, tôi chăn tới 20 con trâu của gia đình. Đến khoảng tháng 7, tháng 8 là các nơi người ta lùa trâu về đây cho ăn năn, số lượng lên đến hàng ngàn con”, ông Tám Quảng nhớ lại.

Tiếp sau câu chuyện thuở ấu thơ, ông Tám Quảng tự hào hồi tưởng lại ký ức một thời chiến tranh ác liệt đi qua cuộc đời ông và bà con Nhân dân trong ấp. Ông Tám có 5 anh em thì 4 người thoát ly làm cách mạng, còn lại một người do tật nguyền nên không thể tham gia kháng chiến. Riêng ông, năm 1960, khi mới 17 tuổi đã vào du kích xã.

Trong chiến tranh ác liệt, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh, người dân ấp Chống Mỹ vẫn kiên cường, không lung lay ý chí, vẫn một lòng bám đất bám làng sau những trận càn quét của địch. Ông Tám Quảng hồi tưởng: “Hôm nào thấy động thì dân làng nấu cơm từ khuya rồi bỏ theo xuồng, bơi vô rừng cách đây khoảng 3 km để ẩn núp. Khi nào nghe êm êm hết tiếng súng lại bơi về làm ruộng tiếp. Chúng tôi tin tưởng vào Đảng, vì trước đây, đất đai nằm trong tay địa chủ, nhờ có cách mạng, có Đảng lãnh đạo mới lấy lại đất chia cho dân chúng tôi. Vì vậy, dù khổ cực cỡ nào chúng tôi cũng một lòng theo Đảng, không đầu hàng kẻ thù”.

Sau giải phóng, người dân kinh Chống Mỹ bắt tay vào tăng gia sản xuất. Ấp Chống Mỹ được chia cắt làm hai, bởi con kinh mang tên Nguyễn Tất Thành. Một bên của con kinh do đất gò, nhiễm phèn nặng nên không thể gieo trồng được loại cây gì, nơi đây tiếp tục là đất chỉ để cầm trâu như từ trước chiến tranh. Còn một bên trồng lúa mùa nhưng do kỹ thuật trồng trọt còn lạc hậu nên năng suất rất thấp.

Là người sinh sống bên phía đồng năn cầm trâu, ông Nguyễn Thanh Hùng, 53 tuổi, ấp Chống Mỹ, bộc bạch: “Tôi có 5 ha đất trồng lúa, trước đó là cánh đồng năn cải tạo lại. Mỗi vụ năng suất chỉ đạt chưa tới 7 giạ/công. Tôi và vợ phải đi làm thêm nhiều nghề khác như bán trái cây, đi ghe hàng kiếm thêm thu nhập sống đắp đổi qua ngày và nuôi 4 đứa con ăn học. Có lúc thấy khó khăn quá tôi định bán đất qua xứ U Minh sống”.

Đất nghèo vươn lên

Đến năm 1999, khi có chủ trương chuyển dịch sang trồng 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ tôm, ông Hùng quyết định ở lại chinh phục thử thách mới. Nhờ có chủ trương đúng, cộng thêm ý chí quyết tâm, cần cù chịu khó, gia đình ông Hùng cũng như bà con sống ở cánh đồng năn ấp Chống Mỹ đã đổi đời. Ông Hùng cho biết: “Không chỉ có tôi mà bà con nuôi tôm rất trúng. Mỗi năm, trừ chi phí, vụ tôm nhà tôi mang về lợi nhuận gần 100 triệu đồng, vụ lúa khoảng 30 triệu đồng”.

Hoà cùng niềm vui của bà con trên cánh đồng năn, bà con trồng lúa phía bên ông Tám Quảng cũng phấn khởi không kém, vì từ khi chuyển sang trồng lúa 2 vụ/năm, năng suất và thu nhập từ lúa đã tăng lên gấp đôi. Ông Tám Quảng chia sẻ: “Sau chiến tranh tôi được cấp 28 công đất ruộng, vợ chồng tôi chăm chỉ làm lụng, nuôi 7 đứa con, mà trồng lúa chỉ đủ ăn gạo. Gia đình 9 thành viên chỉ sống trong căn chòi tạm chứ đâu có tiền cất nhà. Đến khi khi có chủ trương chuyển sang trồng lúa 2 vụ/năm kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, cuộc sống của gia đình tôi mới bắt đầu phát triển. Năng suất lúa nhà tôi đạt khoảng 5 tấn/ha, có năm trúng, lên 6-7 tấn/ha”.

Ấp Chống Mỹ đang “thay da đổi thịt” từng ngày, nhất là khi xã Khánh Bình được công nhận là xã nông thôn mới. Ông Dương Lý Quảng, người đã chứng kiến bao nhiêu đổi thay của vùng đất cầm trâu năm xưa, tâm đắc: “Tôi và bà con ấp Chống Mỹ quyết tâm giữ vững danh hiệu nông thôn mới, nâng chất các tiêu chí cho xứng đáng với những gì đã đạt được. Bà con ở đây rất phấn khởi khi điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng đầy đủ. Chúng tôi hiện nay chỉ việc tập trung vào lao động sản xuất, thắt chặt tình đoàn kết, xóm làng. Trong chiến tranh, tinh thần đoàn kết đã giúp chúng ta đánh thắng quân thù, thì trong thời bình, tình đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi gian khó, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Kiều Oanh

Ông Phạm Văn Vẹn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình, nhận xét: “Từ khi có chủ trương chuyển dịch trồng 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ tôm và 1 vụ lúa thành 2 vụ/năm thì đời sống kinh tế của người dân ấp Chống Mỹ phát triển rất nhanh. Hiện thu nhập bình quân đầu người khoảng 33 triệu đồng/năm; so với trước năm 2000 tăng lên gấp 4-5 lần. Ấp Chống Mỹ có 9,6 km lộ giao thông nông thôn được bê-tông hoá, nối liền với trung tâm xã, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương. Ấp có 1 điểm trường lẻ được sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong ấp; mạng lưới điện quốc gia được kéo phủ 100%”.

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.