ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:56:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm giàu nhờ chuyển đổi sản xuất phù hợp

Báo Cà Mau Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh. Từ phong trào xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đóng góp tích cực vào các hoạt động địa phương. Ðiển hình trong phong trào này là ông Huỳnh Thanh Sự, 59 tuổi, ở Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau.

Sống ở miền quê, ông Sự cũng như bao nông dân khác, lớn lên cưới vợ, sinh con, làm ruộng, nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Với quyết tâm vượt khó, thay đổi cuộc sống gia đình, năm 2000, ông Sự cải tạo 1 ha đất trồng lúa sang nuôi tôm quảng canh. Sau 10 năm nuôi tôm quảng canh, ông Sự tích luỹ được nguồn vốn nên mạnh dạn chuyển sang hình thức nuôi tôm công nghiệp.

Ông Sự vui vẻ kể, cuộc đời ông, số 10 là con số may mắn, vì gắn với từng giai đoạn phát triển kinh tế của gia đình. Ông và vợ trải qua những ngày tháng lao động vất vả, trong từng giai đoạn có nhiều thăng trầm. May mắn những năm gần đây, kinh tế gia đình phát triển, cuộc sống gia đình mỹ mãn.

Ông Huỳnh Thanh Sự chăm sóc rau xanh.

Năm 2000, ông Sự chuyển từ làm ruộng sang nuôi tôm quảng canh, đến năm 2010 chuyển sang nuôi tôm công nghiệp và 10 năm sau chuyển đổi sang nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Ông Sự cho biết lý do chuyển đổi nhiều hình thức nuôi tôm, vì các hình thức cũ không còn phù hợp, chuyển đổi là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong đó có nuôi tôm.

Theo chia sẻ của ông Sự, mỗi hình thức nuôi tôm đều có thế mạnh và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Với điều kiện của gia đình, ông Sự áp dụng hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn trên diện tích 5,5 ha (đất gia đình và đất thuê của người dân). Ưu điểm nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn là chi phí thấp, dễ chăm sóc, không cần cho ăn, thả thưa, tôm lớn nhanh, có tôm bán mỗi ngày và bán được tôm ô xy (tôm sống không qua ướp đá, sẽ có giá thành cao hơn 30-40 ngàn đồng/kg). Mỗi năm cắt vụ 1 tháng để cải tạo đất.

Bình quân mỗi năm thu hoạch từ nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn, ông Sự lãi khoảng 1 tỷ đồng. Bên cạnh nuôi tôm, ông Sự còn cải tạo đất trồng nhiều loại cây ăn trái, rau màu; nuôi cá, ếch... để phục vụ bữa ăn gia đình và tăng thu nhập.

Ngoài nuôi tôm, ông Huỳnh Thanh Sự còn tích cực nuôi cá nước ngọt, trồng rau..., mỗi năm thu nhập tăng thêm vài chục triệu đồng.

Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, đánh giá cao những đóng góp của ông Huỳnh Thanh Sự đối với hoạt động của hội, các phong trào thi đua sản xuất ở địa phương: “Không chỉ lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, với vai trò chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú xã Tân Thành, ông Huỳnh Thanh Sự tích cực cùng các thành viên trong câu lạc bộ hướng dẫn hội viên nông dân trong xã kỹ thuật sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Ông Sự được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Bản thân ông luôn hết lòng đóng góp và thực hiện các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương. Trong gia đình, ông là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, nuôi dạy, giáo dục các con thành công dân có ích cho xã hội...”./.

 

Mỹ Lệ

 

XSMN t2 trực tiếpGiải pháp tối ưu từ xưởng gia công nội thất cho doanh nghiệp hiện đạiTham khảo Giải pháp tiên tiến

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.