ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 11:35:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Nhiều công trình, phần việc của tuổi trẻ

Báo Cà Mau Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.

Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho sự kiện này, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo ÐVTN toàn tỉnh tăng cường đăng tải, chia sẻ các tin, bài viết nhằm tuyên truyền rộng rãi về Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Ðồng thời, thực hiện các công trình, phần việc gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại 2 xã, Trí Lực và Trí Phải, huyện Thới Bình, nhằm tái hiện các hoạt động 200 ngày tập kết ra Bắc, hưởng ứng kỷ niệm 70 năm sự kiện ý nghĩa này như: tổ chức trồng và vận động người dân trồng cây vú sữa vườn nhà; thực hiện công trình bờ kè cây xanh chống sạt lở, tuyến đường Sáng - xanh - sạch - an ninh, Thắp sáng đường quê, Ðường cờ Tổ quốc; phát động làm hàng rào kiểu mẫu, xây dựng hố rác tự huỷ; tổ chức hội trại truyền thống với chủ đề “Tuổi trẻ Cà Mau tiếp lửa truyền thống - 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc”.

Ðoàn viên Xã đoàn Trí Phải nỗ lực gia cố bờ kè.

Ðoàn viên Xã đoàn Trí Phải nỗ lực gia cố bờ kè.

Tính đến thời điểm này, các công trình, phần việc của ÐVTN thực hiện đã đạt hiệu quả tích cực và có ý nghĩa thiết thực. Tuyến đường cây vú sữa theo Quốc lộ 63 (từ cầu Ranh Hạt đến cầu Kênh 7, dài 3 km) đã thực hiện trồng 220 cây; vườn cây vú sữa của các hộ dân từ cầu Ranh Hạt đến cầu Kênh 7 và từ cầu Kênh 7 đến cầu Trí Phải, dài 7 km, đã thực hiện trồng 410 cây; đã lắp đặt 66 bóng đèn năng lượng mặt trời từ Cầu Thầy đến kênh Bảy Hoá tại xã Trí Phải và 3 bóng đèn năng lượng mặt trời cùng 8 camera từ cầu dân sinh đến giáp ranh xã Trí Lực; hoàn thành công trình bờ kè ở xã Trí Phải với chiều dài 400 m từ nguồn kinh phí của Ðoàn, 167 m là do vận động người dân chuẩn bị vật dụng, đoàn viên ra công làm; trồng được 1 ngàn cây mắm tại Trí Phải và 570 cây mắm tại Trí Lực...

Ðoàn viên trồng cây vú sữa tại các phần đất do người dân hiến tặng.

Ðoàn viên trồng cây vú sữa tại các phần đất do người dân hiến tặng.

Anh Nguyễn Hoài Nam, Phó bí thư Huyện đoàn Thới Bình, cho biết: “Thời gian qua, Ðoàn bộ huyện chỉ đạo các cơ sở đoàn trực thuộc thực hiện các công trình, phần việc nhằm hưởng ứng Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Thanh niên huyện thể hiện tinh thần tuổi trẻ nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động phong trào, đặc biệt là an sinh xã hội hỗ trợ người dân. ÐVTN cũng đã tuyên truyền người dân giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, xây dựng tuyến đường Sáng - xanh - sạch - đẹp, tuyến đường cờ Tổ quốc. Qua đó, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình yêu quê hương đất nước của tuổi trẻ. Ban Thường vụ Huyện đoàn đến từng hộ dân xin phép cho lực lượng ÐVTN được về ở cùng nhà dân trong thời gian diễn ra sự kiện tái hiện 200 ngày đêm. Người dân hồ hởi đón nhận, vì thời gian qua ÐVTN đã làm rất tốt và tạo được thiện cảm với bà con”.

Chị Lâm Yến Nhi, Bí thư Huyện đoàn Trần Văn Thời, cho biết: “Thanh niên huyện đã thực hiện 1 clip giới thiệu về sự kiện lịch sử Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 và Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc; thực hiện công trình dọn vệ sinh môi trường tuyến lộ bờ Nam Sông Ðốc để phục vụ buổi kỷ niệm; tham gia hoạt động trại truyền thống tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại huyện Thới Bình. Ngoài ra, các cơ sở đoàn, hội trên địa bàn sôi nổi sinh hoạt chủ điểm và tuyên truyền rộng rãi về Sự kiện tập kết ra Bắc cho ÐVTN và bà con tại địa phương”.

Thực hiện Kế hoạch số 99/KH-BCÐ, ngày 7/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Tỉnh đoàn phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, tập trung vào các hoạt động: tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và Nhân dân; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, giáo dục, tái hiện tình quân dân và các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa. Ðối với các đơn vị đoàn trực thuộc, Tỉnh đoàn chỉ đạo cử đại biểu tham dự tuần lễ cao điểm tổ chức các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện tập kết ra Bắc, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân, thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới và tham gia các hoạt động hội trại truyền thống.

Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc là sự kiện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt đối với vùng đất và con người Cà Mau. ÐVTN tại các điểm chính của sự kiện vô cùng tự hào khi được góp một phần công sức cho các hoạt động chào mừng kỷ niệm và háo hức mong đợi sự kiện diễn ra để được chứng kiến các hoạt động tái hiện lịch sử hào hùng của thế hệ đi trước.

Anh Trần Ðăng Khoa, Phó bí thư Tỉnh đoàn, cho biết: "Các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về tầm vóc, ý nghĩa, giá trị lịch sử, nhất là về 200 ngày xây dựng hình mẫu xã hội mới trong tương lai sau khi hoà bình lập lại. Ðồng thời, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là những nhân tố làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Từ đó, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng nhiệt huyết, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”./.

 

Lam Khánh

 

Nhiều công trình, phần việc của tuổi trẻ

Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Người tạo dấu ấn

Những ngày lập đông 1954, gió chướng thổi mạnh, không khí lạnh từ biển Ðông ùa vào cửa sông Ông Ðốc, cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ, con em các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Nguyễn Ngọc Cung, xuống tàu Kilinski của Ba Lan đi tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không lâu sau đó, trên đất Bắc, Nguyễn Ngọc Cung trở thành thành viên sáng lập: Hội Sân khấu Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam. Ông sáng tác kịch bản phim "Biển động" vào cuối năm 1957.

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.