ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 22-1-25 16:45:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góp vị cho xuân

Báo Cà Mau Tre già măng mọc, những thế hệ tiếp nối đã và đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị nghề truyền thống, để những món ăn bình dị, gắn liền với đất và người Cà Mau từ bao đời, sẽ góp thêm hương vị đậm đà mâm cỗ ngày Tết, đưa thương hiệu ngày càng vươn xa.

Xóm bánh phồng tôm ngày đêm đỏ lửa

Ðể chuẩn bị cho thị trường Tết, xóm bánh phồng tôm ấp Thuận Hoà B, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, đỏ lửa suốt ngày đêm. Những ngày giáp Tết, nhịp lao động tại đây dường như tất bật hơn, từ đầu đến cuối xóm nhà nào cũng có giàn phơi bánh trước sân. Từ 4 giờ sáng, bà con đã tranh thủ tráng bánh cho kịp đem phơi trong nắng sớm. Bên nồi tráng bánh, dưới ánh đèn vừa đủ sáng, người thợ chính vừa tráng bánh xong thì người phụ việc sẽ đem bánh ngay ra giàn phơi. Cứ thế, 2 người cần mẫn lặp đi lặp lại từng ấy thao tác, chạy đua với thời gian cho kịp nắng.

Người biết làm bánh trong xóm đa phần đã bước qua tuổi lục tuần, cho dù hoàn cảnh có đổi thay, điều kiện thị trường có nhiều thăng trầm nhưng họ vẫn hằng ngày duy trì cái nghề thiêng liêng mà ông bà đã để lại.

Gắn bó với nghề làm bánh phồng tôm từ thời còn thiếu nữ, đến nay mái tóc đã pha sương, trong ký ức của bà Trương Mỹ Xuân, để có một chiếc bánh hoàn hảo ra lò là khoảng thời gian thức thâu đêm nhồi hàng chục ký bột, chưa kể những lúc bột nhồi không khéo, bị “óc trâu” coi như bỏ cả mẻ bánh. “Nghề này do cô tôi truyền lại, đến đời con gái tôi là đã qua 3 thế hệ rồi. Tôi nhớ hoài, ngày xưa mọi công đoạn phải làm bằng tay mới cho ra một cái bánh chất lượng. Những năm trở lại đây, người dân chuyển dần sang dùng máy móc, giúp việc làm bánh nhẹ công, năng suất cao, nhưng bí quyết truyền thống phải giữ”, bà Xuân chia sẻ.

Sau khi tráng bánh vừa chín, vợ chồng bà Trương Mỹ Xuân sẽ mang bánh ra phơi trong nắng nhẹ.

Sau khi tráng bánh vừa chín, vợ chồng bà Trương Mỹ Xuân sẽ mang bánh ra phơi trong nắng nhẹ.

Suốt nhiều thập kỷ tưng bừng, nhộn nhịp, giờ đây xóm bánh phồng tôm Thuận Hòa B chỉ khoảng 50 hộ còn làm nghề. Công việc cực nhọc, làm chỉ để tận dụng thời gian nhàn rỗi kiếm thêm tiền, nhưng khi hỏi có ai trong xóm muốn bỏ nghề không thì bà Xuân chắc nịch: “Nói bỏ nghề chắc là không rồi. Như vợ chồng tôi, giờ làm được ngày nào thì làm, còn không nổi thì chuyển qua cho con gái tôi làm. Ở xóm này tôi chưa thấy ai giàu từ nghề làm bánh phồng tôm, nhưng nghề này giúp nhiều gia đình đủ sống. Một năm kiếm vài chục triệu đồng thôi nhưng giải quyết được thời gian nhàn rỗi, thay cho những lúc làm vuông không hiệu quả”.

Cô gái trẻ giữ nghề

Cũng tại ấp Thuận Hoà B, thương hiệu mắm tôm chua Ánh Kua được nhiều người biết đến, không chỉ bởi chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất bài bản mà đằng sau những hũ mắm tôm đậm vị ấy chính là tình yêu, tâm huyết của cô gái trẻ Trương Ngọc Ánh mong muốn giữ lại nghề truyền thống đã được truyền lại qua 3 thế hệ trong gia đình.

May mắn được đặt chân đến nhiều nước trên thế giới để học hỏi, tìm hiểu, chị Ánh luôn ấp ủ nhiều dự định để “thay áo mới” cho những sản phẩm truyền thống của quê hương. Sau 5 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, mắm tôm chua Ánh Kua dần có được nguồn khách ổn định và có cửa hàng riêng tại TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng cơ sở cung ứng cho thị trường gần 1.000 hũ mắm tôm, đến thời điểm cận Tết số lượng hàng càng tăng cao. Chính vì thế, nhân lực tại xưởng phải chạy hết công suất để kịp hàng cung ứng cho thị trường. “Là nghề trao truyền qua nhiều thế hệ, các công đoạn, từ nhập tôm nguyên liệu, lựa tôm, tẩm ướp đều được làm thủ công để đảm bảo giữ hương vị truyền thống. Hiện cơ sở có 20 công nhân làm việc liên tục, vào thời điểm cuối năm công việc tuy có vất vả nhưng mọi người đều thấy vui vì có thêm thu nhập ăn Tết”, chị Ánh tâm tình.

Nhân công tại cơ sở mắm tôm chua Ánh Kua tất bật tẩm ướp tôm tươi để chuẩn bị các đơn hàng Tết.

Nhân công tại cơ sở mắm tôm chua Ánh Kua tất bật tẩm ướp tôm tươi để chuẩn bị các đơn hàng Tết.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống đã kết tinh quả ngọt, khi sản phẩm tại cơ sở vừa được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Chị Ánh cho biết: “Ðể sản phẩm được công nhận chuẩn OCOP, cơ sở đã đầu tư bài bản nhà xưởng, có các phòng tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, đóng gói. Các sản phẩm được đầu tư nhãn hiệu và được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù có mặt trên thị trường hơn 5 năm qua nhưng khi sản phẩm được công nhận OCOP sẽ là bệ đỡ để cơ sở quảng bá sản phẩm đặc sản địa phương đến nhiều thị trường trong và ngoài nước”.

Ông Trần Hoàn Bách, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết: “Hiện địa phương có 3 chủ thể, với 5 sản phẩm tiềm năng, chúng tôi tập trung hướng dẫn các chủ thể về đăng ký kinh doanh, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn về bao bì. Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP tại huyện Ðầm Dơi hầu như gần giống nhau, cho nên, xã Tân Thuận muốn tìm các sản phẩm có dấu ấn riêng để định hình thương hiệu trên thị trường. Thời gian tới, để duy trì và phát huy giá trị của các sản phẩm, làng nghề truyền thống, bên cạnh khuyến khích, tạo điều kiện để người dân giữ nghề, địa phương cũng sẽ khuyến khích tạo một số sản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng, như sò huyết sấy khô 1 nắng, hoặc một số sản phẩm về muối để phát huy giá trị làng nghề muối”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.