ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 20:16:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày sinh tập thể

Báo Cà Mau Có những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng thực ra nó không hề nhỏ chút nào. Nó luôn còn đâu đó trong cuộc đời của rất nhiều người, là một dấu ấn nằm trong một lát cắt lịch sử không những của cá nhân một người mà còn trong lịch sử nước nhà, không thể nào quên.

Tôi muốn kể bạn nghe câu chuyện ngày tháng năm sinh của các học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, học trong các trường nội trú. Những câu chuyện nghe ra thật nao lòng, không chỉ giới hạn trong những tháng năm, mà nó dài theo suốt cuộc đời của họ.

Năm 1954 tập kết ra Bắc, đối tượng học sinh được tính từ tuổi 4-5 đến 15-16. Lứa tuổi 5-6 được học tập trung trong các trường mẫu giáo do các cô, chú nuôi dạy. Lứa tuổi ấy một bộ phận có cha, mẹ, cô, chú, cậu, dì ra Bắc gửi vào. Hoặc được cha mẹ ở trong Nam gửi theo người thân ra Bắc. Việc tuổi tác, tức ngày tháng năm sinh được gia đình, người thân, nhà trường quy định. Lứa tuổi 15-16 học ở các trường bổ túc, trường học sinh miền Nam đã lớn, hầu hết như biết ngày tháng năm sinh của mình.

Các hoạt động tập thể của học sinh miền Nam. Ảnh tư liệu

Các hoạt động tập thể của học sinh miền Nam. Ảnh tư liệu

Riêng lứa tuổi choai choai từ 7 đến 12-13 tuổi, học các trường nội trú cấp 1 và 2 chúng tôi, số không có cha mẹ, bà con theo ra, thật là bối rối. Thường thì hầu hết biết tuổi, từ đó suy ra năm sinh, còn ngày tháng sinh không ai biết. Những đợt chúng tôi chuyển từ cấp 1 lên cấp 2 để có học bạ hợp lệ, thầy cô nhà trường buộc lòng gợi ý cho chúng tôi tự chọn cho mình ngày tháng sinh. Thầy cô kêu chọn những ngày có ý nghĩa lớn như: 3/2, thành lập Ðảng; 1/5, Quốc tế Lao động; 1/6, Quốc tế Thiếu nhi; 19/8, Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám; 2/9, Quốc khánh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 22/12, thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam...

Một số bạn chọn ngày 19/5 và 27/7, nhưng thầy cô không đồng ý, vì muốn giữ sự tôn nghiêm ngày sinh của Bác, còn ngày 27/7 thì quá buồn. Sau này biết có một số dân tộc ở Tây Nguyên đổi hết họ theo họ của Bác Hồ, các bạn tức lắm (vì ganh đua với họ).

Một nhóm khá đông nữ trường số 4 của tôi, rủ nhau lấy ngày 23/9. Chúng tôi là những học sinh ở các tỉnh Ðông và Tây Nam Bộ, ngày 23/9 là ngày Nam Bộ kháng chiến... “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”.

Từ đó, mỗi năm đến ngày 23/9, không phân biệt lớp lang, chúng tôi tụ lại có đến bốn năm chục bạn hát với nhau, khóc nghêu ngao với nhau, cùng hướng về một phía quê nhà xa lơ xa lắc... Ở nơi ấy, có một lịch sử kiêu hùng, có những người ra đi "thuốc súng kém, chân đi không, mà lòng người giàu lòng vì nước... Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng...”. Ở đó có ông bà, cha mẹ của chúng tôi vẫn đang sống và chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất nước nhà.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng tôi trở về Nam, người còn gặp lại gia đình, người thì không. Số may mắn chúng tôi biết được ngày tháng năm sinh chính thức của mình. Còn nhiều bạn vẫn mãi mãi là những đứa trẻ mồ côi trong sinh nhật mà mình đã chọn.

Số có được hai lần sinh, nếu ngày sinh tự chọn đến trước, chúng tôi tổ chức đơn sơ gọi là “nháp”. Còn nếu đến sau, chúng tôi gọi là “gợi nhớ”. Ngày tháng cha mẹ sinh ra vẫn được coi là ân nghĩa, còn ngày tháng tự chọn vẫn được trân trọng vì đó là ân tình. Bởi cái ngày tháng sinh tự chọn ấy không chỉ có nơi học bạ mà hằn sâu trong lý lịch cán bộ, lý lịch Ðoàn, lý lịch Ðảng, hằn sâu suốt cuộc đời mỗi chúng tôi.

Hằng năm, nhóm bạn 23/9 của chúng tôi ở gần nhau vẫn gom lại mừng sinh nhật tập thể để vui ngút ngàn, để cười hả hê, để rơm rớm nước mắt nhớ về một thời xa xưa, hơn nửa thế kỷ đã qua.

Như vậy đó các bạn. Lịch sử không bao giờ quên năm 1954 chúng ta giải phóng Ðiện Biên đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Chúng ta sẽ không quên cuộc chuyển dịch lịch sử lớn - tập kết - để chuẩn bị lực lượng hùng hậu sau ngày thống nhất đất nước xây dựng quê hương miền Nam. Và những câu chuyện cháy lòng như đã kể, vẫn sẽ là nỗi nhớ không quên, là dấu ấn trong lát cắt lịch sử khi đất nước còn chia hai miền Nam - Bắc, dấu ấn suốt đời trong mỗi chúng tôi./.

 

Ðàm Thị Ngọc Thơ

 

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.