ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 02:07:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị định mở đường cho hoạt động ở cơ sở - Bài cuối: Giải pháp cho nguồn nhân lực

Báo Cà Mau Liên quan tới việc triển khai, thực hiện Nghị định số 33/2023/NÐ-CP (Nghị định 33), quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, phóng viên báo Cà Mau trao đổi với ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Sở Nội vụ, xung quanh vấn đề này.

>> Bài 1: Vất vả người "vác tù và hàng tổng"

>> Bài 2: Vơi nguồn cán bộ đoàn cơ sở

- Thưa ông, căn cứ tình hình thực tế, ông có thể đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Nghị định 33 trên địa bàn tỉnh?

Ông Huỳnh Ngọc Sang: Ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 33, có hiệu lực từ ngày 1/8/2023, nội dung quy định về chức vụ, chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm.

Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh triển khai Nghị định 33 đến cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện và phối hợp thực hiện khi nghị định có hiệu lực thi hành.

Sở Nội vụ cũng đã rà soát, tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự thảo các nghị quyết của HÐND tỉnh, như nghị quyết quy định chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết số 25/2019/NQ-HÐND ngày 6/12/2019 của HÐND tỉnh); nghị quyết về số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh; nghị quyết về số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Ðến nay, dự thảo các nghị quyết đang được lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự kiến tham mưu UBND tỉnh trình HÐND tỉnh thông qua tại kỳ họp gần nhất (kỳ họp chuyên đề và kỳ họp cuối năm 2023).

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ khẩn trương xây dựng dự thảo quyết định của UBND tỉnh quy định về quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau (thay thế Quyết định số 23/2021/QÐ-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh Cà Mau).

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Nghị định 33 đã và đang được các cấp, các ngành của tỉnh triển khai khẩn trương, kịp thời; đến nay chưa phát sinh khó khăn, vướng mắc.

Cán bộ xã Tân Thuận tuyên truyền cho người dân về Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn I (2021-2025).

- Nghị định 33 có những điểm mới nào so với những quy định hiện nay đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm trên địa bàn tỉnh, thưa ông?

Ông Huỳnh Ngọc Sang: So với những quy định trước thì Nghị định 33 có một số điểm mới cơ bản như:

Thứ nhất, về chức danh công chức cấp xã: Nghị định không quy định chức danh trưởng công an xã (do đã bố trí công an chính quy ở cấp xã).

Thứ hai, về số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Nghị định bổ sung quy định tăng thêm (không khống chế tối đa) số lượng công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên cao hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).

Cụ thể, về quy mô dân số: Các xã, thị trấn cứ tăng đủ 4 ngàn người thì được tăng thêm 1 công chức và 1 người hoạt động không chuyên trách; các phường cứ tăng đủ 3.500 người thì được tăng thêm 1 công chức và 1 người hoạt động không chuyên trách.

Về diện tích tự nhiên: Các xã cứ tăng đủ 30 km2 thì được tăng thêm 1 người; các phường cứ tăng đủ 5,5 km2 thì được tăng thêm 1 công chức và 1 người hoạt động không chuyên trách; các thị trấn cứ tăng đủ 14 km2 thì được tăng thêm 1 công chức và 1 người hoạt động không chuyên trách.

Trên cơ sở tổng số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định, UBND tỉnh trình HÐND tỉnh quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của từng đơn vị hành chính cấp huyện.

Căn cứ tổng số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được HÐND tỉnh giao, UBND cấp huyện quyết định bố trí cụ thể số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở từng đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không vượt quá số được HÐND tỉnh giao.

Thứ ba, về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển dụng, bãi nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã: Quy định rõ về tiêu chuẩn (khung năng lực từ đại học trở lên, trừ trường hợp luật hoặc điều lệ của tổ chức có quy định khác) và nhiệm vụ (bản mô tả công việc) của từng chức vụ, chức danh (vị trí việc làm) cán bộ, công chức cấp xã. Trường hợp đang là cán bộ, công chức cấp xã mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì trong thời hạn 5 năm phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đủ tiêu chuẩn thì giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc nghỉ chính sách theo quy định. 

Thứ tư, về phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã: Bổ sung quy định: cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm. Người kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

Thứ năm, về chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm và chế độ hỗ trợ người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm:

Quy định tăng mức khoán quỹ phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã loại I-II-III tương ứng từ 16,0-13,7-11,4 lần mức lương cơ sở lên 21-18-15 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, đối với những đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên cao hơn được tăng thêm người hoạt động không chuyên trách so với quy định thì được tăng quỹ phụ cấp khoán bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/người tăng thêm.

Tăng mức khoán quỹ phụ cấp từ 3,0-5,0 lần mức lương cơ sở đối với mỗi loại ấp, khóm hiện nay lên mức 4,5-6,0 lần mức lương cơ sở (trong đó, mức khoán 6,0 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với ấp có từ 350 hộ gia đình trở lên; khóm có từ 500 hộ gia đình trở lên; ấp, khóm thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; mức khoán 4,5 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với các thôn, tổ dân phố còn lại).

Giao HÐND tỉnh quy định mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo (nhằm khuyến khích học tập, nâng cao trình độ); quy định cụ thể mức phụ cấp của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và mức hỗ trợ hằng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm (không phải xin ý kiến các bộ, cơ quan Trung ương).

Thứ sáu, giao UBND tỉnh quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.

- Thưa ông, hiện nay việc thu hút nguồn nhân lực kế thừa, nhất là đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang đối mặt với nhiều khó khăn, do lực lượng này (thanh niên nông thôn) đa phần chọn các công việc khác, hoặc đi học nghề. Như vậy, tỉnh sẽ có những giải pháp như thế nào để thu hút nguồn nhân lực là đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã?

Ông Huỳnh Ngọc Sang: Thời gian qua, việc thu hút nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện. HÐND tỉnh đã ban hành nghị quyết quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị quyết số 25/2019/NQ-HÐND); UBND tỉnh đã ban hành quyết định quy định về quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau (tại Quyết định số 23/2021/QÐ-UBND).

Trên cơ sở đó, UBND các xã, phường, thị trấn đã tuyển chọn, bố trí cơ bản đầy đủ các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định. Tuy nhiên, mức phụ cấp hằng tháng cho lực lượng này còn thấp.

Theo quy định tại Nghị định 33, phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách đã được nâng lên đáng kể, nhất là đối với người có trình độ chuyên môn. Ðể thu hút lực lượng trẻ, có chuyên môn cao, nhất là đối với lực lượng sinh viên; đồng thời tạo điều kiện cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã yên tâm công tác, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND tỉnh một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phân công nhiệm vụ cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã một cách hợp lý (theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QÐ-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh), tạo điều kiện cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã có thời gian tham gia lao động, sản xuất, tăng thêm thu nhập nhằm ổn định cuộc sống và an tâm công tác.

Thứ hai, trình HÐND tỉnh ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 25/2019/NQ-HÐND ngày 6/12/2019 của HÐND tỉnh. Trong đó có cân nhắc quy định mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm, chế độ chính sách khác để thu hút, tạo điều kiện cho lực lượng trẻ, có trình độ chuyên môn tham gia công việc người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm.

- Xin cảm ơn ông!

 

Kim Cương - Lam Khánh thực hiện

 

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài cuối: Phải thật sự gần dân, sát cơ sở

Đến thời điểm này, có thể khẳng định chủ trương trước đây của Huyện uỷ Phú Tân về cải tạo vườn tạp, trồng hoa màu, mang lại hiệu quả kinh tế hộ; hay như việc tận dụng trồng cây xanh ven sông để ngăn chặn sạt lở... đã mang lại kết quả đáng tự hào, được Nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng tham gia, lan toả. Nhìn từ Phú Tân, các địa phương khác có điều kiện tương tự, học tập làm theo và cũng đạt kết quả đáng phấn khởi. Bài học rút ra là cái gì mang lại lợi ích thiết thực vì việc chung sẽ được người dân tích cực đồng lòng chung tay, góp sức.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài 2: ...Ðến chỉ thị cấp bách

Trước những biến đổi khó lường của thời tiết, ngày 16/2/2024, Huyện uỷ Trần Văn Thời đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/HU (Chỉ thị 09) về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, nhằm huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để ứng phó, giảm thiểu tác động. Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Chỉ thị 09 ban hành phù hợp thực tiễn, tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... vì việc chung.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành bộ máy chính trị của Ðảng và Nhà nước, có những việc cần định hướng với tầm nhìn chiến lược dài hơi, có quá trình thực hiện mang tính giai đoạn; có những việc mang tính cấp bách, cần tập trung xử lý ngay, dứt điểm trong thời khắc nhất định. Song, tất cả đều hướng đến mục tiêu là nhằm lan toả chủ trương hợp lòng dân, sát thực tế, được cụ thể hoá đi vào đời sống Nhân dân, nâng cao nhận thức đúng đắn để cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị với quyết tâm cao nhất vì sự an toàn, phát triển nhanh và bền vững của xã hội… Ðảng tăng cường sức mạnh, dân tin tưởng làm theo sẽ tạo nên nội lực vững chãi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Biển có vững, bờ mới yên - Bài cuối: Quân - dân nghĩa tình

“Trường Sa vì Tổ quốc”, “Cả nước vì Trường Sa”, những tiếng hô đồng thanh vang vọng giữa trùng khơi khi tàu rời cảng Trường Sa đã nói lên phần nào sự gắn bó máu thịt của tình quân - dân. Nghĩa tình ấy chính là sức mạnh để Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, luôn luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.